Xuất khẩu rau quả sang Trung quốc giảm sâu, kéo xuất khẩu rau quả cả nước giảm theo

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), xuất khẩu rau quả trong 6 tháng đầu năm giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm sâu.
Từ ngày 1/7, Trung Quốc thí điểm nhập khẩu chanh dây từ Việt Nam
Từ ngày 1/7, Trung Quốc thí điểm nhập khẩu chanh dây từ Việt Nam

Vinafruit cho biết, dựa theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan ngày 20/6/2022, hiệp hội tính toán sơ bộ kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022. Cụ thể:

Tháng 6/2022 xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 241,810 triệu USD, giảm 6,5% với tháng trước (đạt 258,402 triệu USD) và giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2021. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu rau quả đạt 1,665 tỷ USD giảm 18,9 % so với cùng kỳ 6 tháng 2021.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả tháng 6/2022 sơ bộ đạt 164,366 triệu USD giảm 4,4 % so với tháng trước và tăng 40,1 % so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2022, nhập khẩu rau quả đạt 886,428 triệu USD tăng 28,2% so với cùng kỳ 6 tháng 2021.

Như vậy, trong tháng 6 /2022, rau quả xuất siêu đạt 77,444 triệu USD, và 6 tháng đầu năm 2022 rau quả xuất siêu là 778,930 triệu USD.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc còn khó khăn, vì nước này có thể sẽ duy trì chính sách “Zero Covid” đến cuối năm 2022

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,43 tỷ USD, giảm 16,2% so với 5 tháng đầu năm 2021.

Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả trong 5 tháng đầu năm gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Thái Lan, Úc, Hà Lan, Hồng Kông và Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Tại thị trường chủ lực Trung Quốc, tháng 5/2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt 100,55 triệu USD, giảm 41,7% so với tháng 4/2022 và giảm 46,3% so với tháng 5/2021.

Cộng dồn 5 tháng qua xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, đạt gần 722,17 triệu USD, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tới 50,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2022 sụt giảm, nguyên nhân là do thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam tại thị trường Trung Quốc giảm sâu.

Đáng chú ý, đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Mỹ, 5 tháng qua xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng mạnh 33% so với cùng kỳ, đạt 109,07 triệu USD.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường thứ ba là Hàn Quốc cũng tăng mạnh 18%, đạt 76,98 triệu USD, chiếm 5,4%.

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, thời gian qua các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, song riêng mặt hàng chuối ghi nhận tăng trưởng vượt bậc. Trong 5 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10%. Trong đó, chuối Việt Nam chiếm thị phần 43%, vượt Philippines với thị phần 28%.

Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, thời gian tới, xuất khẩu rau quả nói riêng và hàng nông sản nói chung vào thị trường Trung Quốc vẫn khó khăn, do khả năng gỡ bỏ chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc có thể sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023.

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần chủ động khai thác các thị trường mới, tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật Bản và Mỹ… đối với các loại hoa quả đã được cấp phép; đồng thời chủ động lượng rau quả để khi thị trường Trung Quốc tăng cường nhập khẩu có thể cung ứng kịp thời các đơn hàng.

Từ ngày 1/7, Trung Quốc thí điểm nhập khẩu chanh dây từ Việt Nam

Ngoài những khó khăn mà xuất khẩu rau quả gặp thì mới đây có một tin vui từ thị trường Trung Quốc có thể giúp tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 6 tháng cuối năm. Đó là việc phía Trung Quốc đồng ý cho nhập khẩu thí điểm chanh dây của Việt Nam.

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa gửi văn bản thông báo, bắt đầu từ ngày 1/7/2022 phía Trung Quốc đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu thí điểm chanh dây thị trường này.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, cũng như an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu chanh dây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Việt Nam giám sát chặt chẽ quy cách đóng gói, kiểm soát sinh vật gây hại, mã số vùng trồng, hồ sơ lưu trữ ... và việc sản xuất chanh leo phải đáp ứng các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP hoặc GlobalGAP.

Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu chanh dây phải đặc biệt lưu ý với 5 loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch không được phép xuất hiện trong chanh dây khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc …

Việc Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh dây từ ngày 1/7, là kết quả từ sự nỗ lực của Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan trong suốt thời gian dài đàm phán vừa qua.

Chanh dây nằm trong tốp 10 loại cây ăn quả Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2021. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh dây tăng hơn 300%. Hiện xuất khẩu chanh dây của Việt Nam chỉ đứng sau Brazil, Peru, Ecuador.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE