Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc phải theo Lệnh 248 và 249 từ đầu năm 2022

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa ban hành Lệnh 248 về “Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu”, và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Diễn đàn “Chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản thực phẩm vào thị trường Trung Quốc"
Diễn đàn “Chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản thực phẩm vào thị trường Trung Quốc"
Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc phải tuân thủ những quy định mới nói trên.
Để thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc (Lệnh 248 & 249), Diễn đàn kết nối nông sản 970 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa tổ chức diễn đàn “Chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản thực phẩm vào thị trường Trung Quốc”. 
Trung Quốc áp dụng phương thức kiểm tra online doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Theo TS. Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam, do vậy doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm chắc các quy định về các vấn đề kiệm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của thị trường này.
Vừa qua Trung Quốc đã thông báo đến các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam về hai lệnh mới của họ, đó là phải đăng ký các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc theo Luật an toàn thực phẩm (ATTP) và Luật an toàn sinh học (ATSH) mới, với nhiều cải tiến trong việc giám sát ATTP.
Trước đây, sau khi đã xem xét đánh giá hồ sơ kiểm tra thực tiễn các doanh nghiệp đăng ký, thì nay Trung Quốc có thêm phương thức là có thể tiến hành kiểm tra online, và trong thời gian vừa qua họ có rất nhiều hoạt động kiểm tra online các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm thủy sản tươi sống, sơ chế vào Trung Quốc.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp có thể bị gạch bỏ khỏi danh sách xuất khẩu.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, các hoạt động liên quan đến đăng ký cấp mã số vùng trồng (MSVT), mã số đóng gói (MSĐG) và công tác kiểm dịch thực vật trong hoạt động xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Đặc biệt, với thị trường có tiềm năng lớn Trung Quốc và từ năm 2018, Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu về MSVT và mã số cơ sở theo đúng thông lệ quốc tế.
“Mỗi nước nhập khẩu có những quy định khác nhau liên quan đến công tác đánh giá nguy cơ về sản phẩm, nguy cơ an toàn dịch hại, kiểm dịch thực vật, ATTP trên từng sản phẩm. Vì vậy việc cấp MSVT, tiêu chuẩn đóng gói còn đòi hỏi một hoạt động nữa đó là kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở này để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Cục BVTV đã cấp được 3624 MSVT bao gồm cả mã số để tiêu thụ trong nước cũng như của các nước xuất khẩu, trong đó có khoảng 2821 MSVT cho 1.200 loại cây trên tất cả các tỉnh thành phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Cấp gần 700 MSVT và mã số xuất khẩu đều là những mặt hàng chủ lực xuất khẩu đi thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. 
Đặc biệt, Cục BVTV cũng đã cấp được 1.826 mã số cơ sở đóng gói, những mã số này được quy định và quản lý trên hệ thống thông tin của Cục BVTV để cung cấp cho các nước cũng như các quy định của các thị trường khó tính để đàm phán mở cửa thị trường”, ông Đạt cho biết.
Trung Quốc đã chính thức cho Việt Nam xuất khẩu 9 loại trái cây gồm: xoài, nhãn, chuối, dưa hấu..., và Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán mở cửa thị trường hai sản phẩm mới là sầu riêng và khoai lang, tiếp theo đó là chanh leo và bưởi.
Riêng trái măng cụt là một mô hình mới mà Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam ký chính thức, để sau này áp dụng các loại trái cây còn lại theo hình thức như với trái măng cụt. 
Ba vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc cần quan tâm
Thứ nhất, việc quản lý dư lượng thuốc BVTV luôn biến động, vì vậy các doanh nghiệp, nông dân, các tổ chức liên quan phải theo dõi để biết được cơ sở dữ liệu mà Trung Quốc công bố, nếu họ phát hiện trên nông sản có chất này sẽ cấm nhập khẩu.
Thứ hai, danh mục đối tượng dịch hại và danh mục này luôn thay đổi. Hiện Trung Quốc đã công bố hơn 500 loài ngày sinh vật gây hại và hầu hết đều ở dạng thông thường, do vậy doanh nghiệp phải cực kỳ quan tâm để nông sản trước khi xuất khẩu không nhiễm các sinh vật này.
Thứ ba, mức dư lượng tối đa (MRL) cho phép đối với các hoạt chất trong nông sản. Đây là một trong những nội dung phải thường xuyên kiểm tra để đánh giá đúng quy định của Trung Quốc. 
“Đối với yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với 9 loại quả tươi được phép xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đóng gói, và các cơ sở đóng gói phải có mã số do Cục BVTV cấp và được GACC phê duyệt. 
Ngoài ra, các sản phẩm không được nhiễm các đối tượng dịch hại, chỉ cần một lô hàng nào đó bị nhiễm các đối tượng dịch hại phía Trung Quốc sẽ lưu lại để phục vụ cho công tác thanh kiểm tra sau này cũng như kiểm tra các mã số đã cấp.
Việc quản lý các thông tin trên từng mã số đang có những thay đổi rất rõ, và đặc biệt trong Lệnh 248 và 249 ngoài tên tiếng Anh và tên tiếng Việt bắt buộc phải có tên bằng tiếng Trung Quốc”, Phó cục trưởng Cục BVTV nhấn mạnh. 
Cục BVTV đã làm việc với GACC để phê duyệt 1.979 MSVT và 1781 cơ sở đóng gói mà trước đây Việt Nam đã có giao thương với họ, Cục đã đề xuất và gửi danh sách cho họ công nhận lại những gì đã làm trước đây.
Để triển khai theo Lệnh 248, hiện Cục BVTV đã tổng hợp được 144 tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký cấp lại mã số, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến đồ khô theo công văn hướng dẫn 353 của GACC.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE