Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Indonesia sang Nhật Bản tăng 150%, Việt Nam có “đối thủ” mới

Tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đang gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ Indonesia khi kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng đến 149% trong 5 tháng đầu năm nay.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), mặc dù Việt Nam vẫn là quốc gia cung cấp mực, bạch tuộc lớn thứ 2 cho Nhật Bản với kim ngạch 15 triệu USD, song các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp áp lực cạnh tranh lớn từ Indonesia khi kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng đến 149% trong 5 tháng đầu năm nay.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt 146,9 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Indonesia sang Nhật Bản tăng 150%, Việt Nam có “đối thủ” mới ảnh 1
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ các thị trường chính (Đơn vị: Nghìn USD)
Trong 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản nhập khẩu mực, bạch tuộc từ 11 nguồn cung. Các quốc gia cung cấp mực, bạch tuộc vào thị trường Việt Nam lớn nhất lần lượt là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines, chiếm 81%, 9,5%, 4,8%, 1,3% và 0,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản.
Mặc dù, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia đứng thứ 2 trong số những quốc gia cung cấp mặt hàng mực, bạch tuộc lớn nhất cho Nhật Bản, tuy nhiên, kim ngạch của nhập khẩu của thị trường này từ Indonesia lại đang tăng rất mạnh.
Cụ thể, từ mức 815 nghìn USD trong 5 tháng đầu năm 2019 lên tới trên 2 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2020, tăng 149%. Kết quả này giúp Indonesia đứng ở vị trí thứ 4 trong số các nguồn cung mực, bạch tuộc của Nhật Bản.
Theo ITC, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm như mực chế biến, bạch tuộc chế biến (trừ xông CO), mực tươi tươi sống, bạch tuộc hun khói/đông lạnh/ sấy khô/ngâm nước muối.
Mực chế biến là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu vào Nhật Bản. 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu mực tươi tươi sống của Nhật Bản tăng mạnh nhất 162% đạt 18,5 triệu USD.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 5/2020 vẫn giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 48 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE