Xuất khẩu hồ tiêu sang EU nhiều thách thức nhưng giàu tiềm năng

Châu Âu hiện là một trong những thị trường có lượng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Nhằm thông tin rõ hơn về thị trường này, ngày 21/12, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu Hồ tiêu và gia vị Việt Nam theo Hiệp định EVFTA".
Xuất khẩu hồ tiêu sang EU nhiều thách thức nhưng giàu tiềm năng

Biến động thế giới ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

Tại hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) Hoàng Thị Liên cho biết, giá hồ tiêu liên tục sụt giảm, biến đổi khí hậu, sâu bệnh, giá vật tư tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và quá trình phát triển hồ tiêu của bà con nông dân. Năm ngoái, một số vùng trồng tiêu của Đăk Nông bị ảnh hưởng bởi mưa sớm nên cây tiêu không kịp phân hóa mầm hoa, ảnh hưởng tới năng suất năm nay.

Room tín dụng bị thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng cao… làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, ảnh hưởng của xung đột Đông Âu, giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát kinh tế toàn cầu kéo dài ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ Hồ tiêu, đặc biệt là ở các nước khu vực châu Âu và Mỹ. Trung Quốc đã nới lỏng chính sách “Zero Covid”, tuy nhiên dự kiến phải đến đầu quý 2/2023 sức mua mới có thể tăng trở lại.

Các yếu tố trên đã tác động đến tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2022, đặc biệt khi Việt Nam đang là cung cấp hồ tiêu lớn nhất thế giới.

11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 211.507 tấn hồ tiêu các loại, đạt 911,1 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và tăng nhẹ 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hồ tiêu đen đạt 183.708 tấn, tiêu trắng đạt 27.799 tấn.

10 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất bao gồm, Olam Việt Nam đạt 26.018 tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021, Pearl Group đạt 23.558 tấn, tăng 6%; Nedspice đạt 15.343 tấn, giảm 16%; Phúc sinh đạt 13.843 tấn, giảm 13%...

Nguồn: VPA Tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021
Nguồn: VPA

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021

Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2022 về lượng, đạt 48.822 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng sau là thị trường Trung Quốc, đạt 18.354 tấn, giảm 51%.

Nguồn: VPA Tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021
Nguồn: VPA

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021

Lợi thế và thách thức cho doanh nghiệp hồ tiêu xuất khẩu tại EU

Trong khi đó, Châu Âu nói chung và EU nói riêng vẫn luôn là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt có thể khai thác. Tại hội thảo, đại diện Công ty Vietnam Insight Nguyễn Nhật Minh cho biết, châu Âu hiện là một trong những nhập khẩu tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 lượng nhập khẩu toàn cầu. Hạt tiêu được đánh giá là gia vị quan trọng tại thị trường này.

Châu Âu nhập khẩu chủ yếu là tiêu đen nhập khẩu (chiếm 90% tổng lượng nhập), bao gồm hạt tiêu nguyên hạt; 10% còn lại là hạt tiêu xay.

Bà Minh cho rằng, trong vòng 5 năm tới, nhập khẩu tiêu của thị trường này có nhiều khả năng sẽ tăng với tốc độ 1-2%/năm. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường.

Mặt khác, Việt Nam hiện nay đã có hiệp định EVFTA ký kết với EU. Khi EVFTA có hiệu lực, gia vị hồ tiêu xay hoặc nghiền, ớt, vani, đinh hương… và các gia vị khác có mức thuế 0%.

VPA thông tin, Việt Nam là một trong bốn quốc gia châu Á có các hiệp định thương mại tự do với EU (cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore). Như vậy, Việt Nam có lợi thế nhiều hơn so với một số nước sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia.

Lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu

Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế, doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cũng gặp nhiều thách thức. Các quy định của EU thường xuyên được điều chỉnh và thay đổi. Do vậy, các nhà sản xuất và công ty xuất khẩu cần lưu ý phải kiểm tra, cập nhật văn bản pháp luật liên quan, thường xuyên rà soát các thông báo về thay đổi quy định của EU, nhất là quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRLs). Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và rào cản kỹ thuật (TBT) liên quan đến sản phẩm...

Chủ tịch VPA Hoàng Thị Liên: "Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực, phải thay đổi, thích ứng để phù hợp với các yêu cầu của thị trường nhập khẩu như tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng, con người… để vượt qua những thách thức, đưa sản phẩm gia vị hồ tiêu xuất khẩu đến được các thị trường lớn".
Chủ tịch VPA Hoàng Thị Liên: "Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực, phải thay đổi, thích ứng để phù hợp với các yêu cầu của thị trường nhập khẩu như tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng, con người… để vượt qua những thách thức, đưa sản phẩm gia vị hồ tiêu xuất khẩu đến được các thị trường lớn".

Về phía thị trường, người tiêu dùng châu Âu cũng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng, đặc biệt là tính xã hội trong sản phẩm. Theo bà Minh, khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, hồ tiêu phải đáp ứng các yêu cầu sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, có ghi nhãn rõ ràng, kiểm soát tạp chất trong hồ tiêu đen, không nhiễm tạp chất lạ…

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết sản xuất với các hợp tác xã và người nông dân để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững và đáp ứng được các yêu cầu về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của các thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp cần nâng cao tỷ lệ xuất khẩu tiêu đã qua chế biến. Doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại mở rộng phát triển thị trường như tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế.

Về phía Chính phủ, Bộ, ngành và các cơ quan liên quan, cần tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các ngành hàng và các doanh nghiệp. Thương vụ Việt Nam tại các nước tiếp tục cập nhật các thông tin, chính sách thay đổi của các nước sở tại để thông báo kịp thời cho doanh nghiệp.

Về phía người nông dân, cần thay đổi tư duy sản xuất theo hướng phát triển bền vững, không chạy theo sản lượng mà phải nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch; tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

Theo Mekong Asean

Đọc tiếp

Đại diện Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai mô hình “Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp”

"Cùng MAGGI Nấu Nên Cơ Nghiệp” đến với hàng ngàn phụ nữ nông thôn

Mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp” do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng. Theo đó, từ năm 2024, mô hình sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh, kỳ vọng sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng chục ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE