Xuất khẩu gạo có thể không đạt mục tiêu 6,5 triệu tấn năm 2021

10 tháng đầu năm 2021, ngành gạo đã xuất khẩu gần 5,2 triệu tấn, thu về hơn 2,7 tỷ USD. So với mục tiêu đặt ra cho năm 2021 là 6,5 triệu tấn, có vẻ như khó đạt.
Gạo xuống tàu xuất khẩu - Ảnh minh họa
Gạo xuống tàu xuất khẩu - Ảnh minh họa
Giá gạo châu Á tiếp tục được cải thiện khi một số khách hàng truyền thống quay trở lại thị trường. Thương mại gạo thế giới tiếp tục xu hướng hồi phục sau khi tình hình đại dịch COVID-19 ở hầu hết các thị trường bớt căng thẳng. Tuy nhiên xuất khẩu gạo của Việt Nam không thể bứt phá để đạt 6,5 triêu tấn như mục tiêu.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục hải quan, tháng 10/2021, xuất khẩu gạo đạt 618.162 tấn, trị giá 321,941 triệu USD, tăng 4,1% lượng và tăng 9,8% về giá trị. 
Cộng dồn 10 tháng đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị.
Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo số 1 
Các thị trường xuất khẩu chính trong 10 tháng đầu năm 2021. 
Philippines vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, tháng 10 xuất khẩu gạo thị trường này đạt 275.386 tấn, trị giá 137,133 triệu USD. 
Cộng dồn 10 tháng đạt 2.093.859 tấn, trị giá 1,069 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,51% về lượng và tăng 23,14% về kim ngạch. 
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc, tháng 10 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 78.959 tấn, trị giá 36,165 triệu USD. Cộng dồn 10 tháng đạt 924.030 tấn, trị giá 459,851 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 40,51% về lượng và tăng 21,15% về giá trị. 
Theo Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, giá gạo châu Á tiếp tục được cải thiện khi một số khách hàng truyền thống quay trở lại thị trường. Thương mại gạo thế giới tiếp tục xu hướng hồi phục sau khi tình hình đại dịch COVID-19 ở hầu hết các thị trường bớt căng thẳng. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố cung - cầu, thị trường gạo còn chịu tác động lớn từ một số yếu tố quan trọng khác.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), ngày 11/11/2021 giá gạo xuất khẩu của các nước có giá như sau:
Gạo 5% tấm: Việt Nam giá 425 USD tấn; Thái Lan giá 375 USD/tấn; Ấn Độ 358 USD/tấn; Pakistan giá 263 USD/tấn.
Gạo 25% tấm: Việt Nam giá 404 USD/tấn; Thái Lan giá 370 USD/tấn; Ấn Độ giá 328 USD/tấn; Pakistan giá 338 USD/tấn.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phước Thành IV cho biết, từ giữa tháng 7 khi các tỉnh Miền Tây thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp duy trì sản xuất “3 tại chỗ” và mỗi doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ” cũng chỉ có từ 30-40% công nhân tới nhà máy làm việc. 
Còn tại các cảng xuất hầu như cũng bị tê liệt vì có nhiều công nhân bị F0 và chỉ làm việc từ 20-30%, khiến lượng hàng hóa xuất khẩu bị tồn đọng nhiều. Qua tháng 10, khi mọi hoạt động trở lại bình thường mới, các doanh nghiệp tập trung giao các đơn hàng đã ký hồi đầu năm còn bị kẹt, nếu còn chưa xong sẽ giao tiếp trong hai tháng cuối năm. Do vậy, có khả năng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 11 và tháng 12 sẽ không bằng tháng 10.
Tái cơ cấu lại ngành lúa gạo bằng cách giảm vụ
“Các đơn hàng ký hồi đầu năm nếu không do giãn cách xã hội đã giao hàng xong trong tháng 8 và tháng 9 chứ không kéo dài đến bây giờ. Trong thời gian này doanh nghiệp cũng không ký thêm hợp đồng nhiều nên năm nay, có khả năng xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo hoặc hơn chút chứ đạt 6,5 triệu tấn thì hơi khó, vì vụ Thu Đông đã thu hoạch xong còn lúa Đông Xuân sớm phải đến tháng 1/2022 mới thu hoạch.
Hiện giá gạo Việt Nam đang cao hơn so với mặt bằng chung của các nước Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan khoảng 20 USD/tấn, muốn đàm phán ký hợp đồng mới cũng hơi khó và nếu có ký được thì lượng cũng không lớn và giá bán không bằng các hợp đồng cũ.
Công ty Phước Thành IV đang còn tồn kho gạo chất lượng cao nhưng khi đàm phán khách hàng so sánh giá với các nước, trong khi giá thành của công ty là khá cao và bán giá như hiện nay đã không có lời. 
Giá thành gạo tăng cao là do thời gian giãn cách xã hội mọi thứ đều tăng làm đội giá thành, còn hiện nay giá phân bón, vật tư nông nghiệp đầu vào tăng rất cao, tiền thuê nhân công làm nông cũng tăng khiến cho giá thành sản xuất lúa của nông dân bị đẩy lên rất cao, nếu giá bán lúa không cao thì người nông dân bị lỗ và có nguy cơ bỏ ruộng”, Tổng giám đốc Công ty Phước Thành IV chia sẻ.
Trước tình hình này ngành nông nghiệp cần phải xem xét tái cơ cấu lại ngành trồng lúa bằng cách giảm vụ, có thời gian cho đất “thở” giúp cải thiện chất lượng đất sẽ giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng suất lúa và nâng cao chất lượng lúa gạo, kéo giảm giá thành tăng tính cạnh tranh hạt gạo Việt Nam.
Dù năng suất lúa của Việt Nam cao hơn các nước Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ nhưng giá thành sản xuất của họ đều thấp hơn Việt Nam. Chính vì giá thành sản xuất lúa của Việt Nam cao nếu nông dân bán không được giá tốt thì lợi nhuận không có, tạo áp lực cho doanh nghiệp và cho cả Chính phủ.
“Giảm vụ để tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, hiện nay gạo Việt Nam có rất nhiều thị trường và cũng đã xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như châu Âu và các thị trường ngách khác như Mỹ, Trung Đông … 
Theo hiệp định EVFTA, EU cấp cho Việt Nam 80 ngàn tấn/năm, nếu làm tốt có khả năng EU sẽ tăng lên từ 100 đến 200 ngàn tấn/năm, như vậy doanh nghiệp sẽ không bị áp lực phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo với khối lượng vào các thị trường truyền thống dễ tính như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia … khiến gạo Việt Nam khó nâng cao chất lượng”, ông Thành khuyến nghị.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE