Xuất khẩu dầu của Nga sang nhiều thị trường châu Á chủ chốt sụt giảm

Khi mà các nước G7 đang tính hạn chế dầu Nga, số liệu cho thấy lượng dầu xuất nói chung giảm đi so với cùng thời điểm tháng trước.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Khối lượng dầu xuất khẩu của Nga trong vòng thời gian 7 ngày tính đến 1/7/2022 hồi phục sau khi giảm sâu vào tuần trước, tuy nhiên lượng dầu chuyển sang châu Á đang giảm đi.

Khá nhiều dầu được chuyển qua khu vực trung chuyển ở biển Đen nhằm giảm thời gian đi sang đến Ấn Độ.

Theo Bloomberg, tổng lượng dầu từ các cảng của Nga trong tuần tăng 23% so với tuần trước đó, như vậy lượng dầu bán hồi phục so với 7 ngày trước đó.

Tuy nhiên, lượng dầu xuất sang châu Á – thị trường quan trọng nơi mà Trung Quốc và Ấn Độ đã tranh thủ cơ hội mua gom dầu, giảm khoảng 15% nếu tính theo mức trung bình của cùng tuần và tháng so với mức đỉnh của tháng 5/2022.

Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G7 đã đồng ý tính đến phương án áp giá trần đối với dầu Nga nhằm giảm nguồn cung tiền cho Kremlin để ngăn việc leo thang căng thẳng với Ukraine. Hiện vẫn có nhiều câu hỏi liên quan đến việc mức trần đó nên được áp dụng như thế nào và Tổng thống Nga Putin sẽ phản ứng ra sao.

Thế nhưng thậm chí khi mà các nước G7 đang tính hạn chế dầu Nga, số liệu cho thấy lượng dầu xuất nói chung giảm đi so với cùng thời điểm tháng trước.

Lượng dầu xuất của Nga trong khoảng thời gian 4 tuần tính đến ngày 1/7/2022 trung bình ước khoảng 3,46 triệu thùng dầu/ngày – ngưỡng thấp nhất tính từ khoảng thời gian 4 tuần tính đến ngày 15/4/2022.

Lượng dầu xuất như vậy giảm không đáng kể nếu so với mức đỉnh 3,75 triệu thùng dầu/ngày trong 4 tuần kết thúc ngày 29/4/2022, còn mức giảm 7,6% cũng không phải quá lớn.

Nhóm các nước châu Á, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, hiện đang tiếp nhận khoảng hơn nửa lượng dầu xuất từ Nga, thế nhưng tỷ lệ này cũng đang giảm đi. Trong khoảng thời gian 4 tuần, lượng dầu sang châu Á chiếm khoảng 52% tổng lượng dầu xuất của Nga.

Số liệu này vao gồm khối lượng vận chuyển từ cảng Baltic và biển Đen cho đến kênh đào Suez và giảm đáng kể tính từ mức 63% trong tuần tính đến ngày 15/4/2022.

Lượng dầu Nga xuất sang Trung Quốc trung bình ước tính khoảng 887.000 thùng dầu/ngày trong 4 tuần gần đây, con số tương tự sang Ấn Độ ước tính 641.000 thùng dầu/ngày. Tuy nhiên cả hai con số này được dự báo sẽ tăng lên, một khi Nga đẩy mạnh xuất khẩu. Rất ít tàu chở dầu của Nga điều hướng đến Nhật hay Hàn Quốc.

Hoạt động bán dầu của Nga chuyển hướng sang Bắc Âu gần như đã ngừng lại dù rằng còn 5 tháng nữa quy định cấm nhập dầu Nga mà châu Âu áp dụng mới có hiệu lực. Khối lượng dầu xuất của Nga sang châu Âu ước tính trong khoảng từ 400.000 đến 500.000 thùng/ngày tính từ cuối tháng 4/2022. Phần lớn dầu này vào châu Âu qua cảng Rotterdam – Hà Lan.

Dầu của Nga xuất sang khu vực Địa Trung Hải tăng vọt và trong 4 tuần gần nhất trung bình ở mức ước tính khoảng 750.000 thùng dầu/ngày.

Tổng lượng dầu Nga xuất sang Bulgaria và Rumani trung bình khoảng 300.000 thùng/ngày tính từ giữa tháng 4/2022, dù rằng con số này đã giảm từ mức đỉnh trong khoảng thời gian 2 tuần tính đến ngày 17/6/2022. Mức dầu xuất sang hai thị trường này trung bình tính đến ngày 1/7/2022 thấp nhất trong 5 tuần.

Với khối lượng và mức giá dầu xuất trong tháng 7/2022 sẽ giúp mang đến cho Kremlin ước tính 55,20USD/tấn dầu tức khoảng 7,53USD/thùng, cao hơn đáng kể so với con số 44,80USD/tấn tức 6,11USD/thùng dầu trong tháng 6/2022. Đây là mức tiền thu về cao nhất tính từ tháng 4/2022, nó phản ánh sự tăng lên của giá dầu Urals trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6/2022.

Ước tính khoảng 34 tàu chở dầu vận chuyển khoảng 25,7 triệu thùng dầu đã rời khỏi các khu vực cảng xuất khẩu trong tuần kết thúc vào ngày 1/7/1022, theo số liệu mới nhất theo dõi các tàu và cảng biển.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE