Xuất khẩu có phần thông thoáng, nhu cầu tăng đẩy giá gạo thơm tăng thêm 20 USD/tấn

Một số thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo thơm, đẩy giá xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm trên dưới 20 USD/tấn. Tuy nhiên, so với gạo 5% tấm Thái Lan, giá gạo 5% tấm Việt Nam vẫn thấp đáng kể.
Từ đầu năm 2022 đến tháng 5/2022, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 2,86 triệu tấn gạo, đạt trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 10,3% về khối lượng nhưng giảm 1,41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm 2022 đến tháng 5/2022, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 2,86 triệu tấn gạo, đạt trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 10,3% về khối lượng nhưng giảm 1,41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Song, giá gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với gạo Ấn Độ và Pakistan. So với đối thủ trực tiếp như Thái Lan, giá thấp hơn như vậy thì gạo Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Xuất khẩu có phần thông thoáng hơn

Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết, giá gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng thêm từ 15 - 20 USD/tấn so với cách đây 2 tháng. Hiện công ty đang bán ra từ 515 - 520 USD/tấn gạo thơm, và thị trường xuất khẩu của công ty gồm Trung Quốc, Hồng Kông và Malaysia...

Philippines cũng có nhu cầu nhập khẩu gạo thơm, nhưng thị trường này yêu cầu chất lượng không quá cao nên giá mua thấp, chỉ dao động từ 500 - 505 USD/tấn. Trong khi chất lượng cao gạo thơm của công ty cao, sản xuất từ vụ Đông Xuân và được bảo quản trong kho lạnh nên không thể bán cho thị trường này.

“Hiện nay tình hình tàu bè khá thông thoáng, lượng tàu quay đầu nhanh và lượng container rỗng không còn khan hiếm như trước nên hoạt động xuất khẩu gạo đã bớt khó khăn. Hiện cước vận chuyển đi thị trường gần như Trung Quốc, Hồng Kông đã giảm được vài USD. Ví dụ trước đây giá cước là 30 - 40 USD/tấn thì nay đã giảm còn 28 – 38 USD/tấn”, Giám đốc Công ty Việt Hưng cho biết.

Còn theo ông Phan Văn Có – Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, tuy nhu cầu gạo thơm ở thị trường Trung Quốc, Hồng Kông đang tốt, nhưng do chính quyền Trung Quốc vẫn trung thành với chính sách “Zero COVID”, nên lớn chuỗi cung ứng và các hoạt động cảng tiếp tục ảnh hưởng lớn, và vấn đề tàu bè vẫn còn rất hạn chế, doanh nghiệp có đơn hàng cũng khó xuất đi được Trung Quốc.

Xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông, Trung Quốc rất khó, do việc kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc đang rất gắt gao, tất cả tàu bè sang đây đều phải nằm lại và câu chuyện này đã diễn ra mấy tháng nay rồi, cho dù là thị trường gần nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc có rủi ro rất lớn.

Trước đây phí vận chuyển đi Trung Quốc container gạo loại 25 tấn giá khoảng 300 USD/cont, sau này đã tăng lên từ 800 - 1.000 USD/cont, cước vận chuyển tăng đẩy giá thành gạo xuất khẩu tăng thêm từ 30 - 40 USD/tấn nhưng vẫn hơn thấp so với các tuyến khác.

Doanh nghiệp tạm thời chưa mặn mà thị trường Trung Quốc

Vẫn theo ông Có, mặc dù cước vận chuyển đi Trung Quốc có giảm nhưng do Chính phủ nước này đang chống dịch với chính sách “Zero COVID”, hàng hóa vào đây đều bị chặn lại để kiểm soát nên nguy cơ hàng bị giữ lại rất cao.

Theo đó, thị trường Trung Quốc vẫn còn những rủi ro.

Thứ nhất, hàng sang Trung Quốc rồi nhưng đối tác không nhận hàng được doanh nghiệp xuất khẩu phải trả tiền lưu container, lưu bãi… khiến chi phí tăng cao.

Thứ hai, tàu vận chuyển sang Trung Quốc có thể khó quay về được nên rất hiếm có chủ tàu không nhận hàng đi thị trường này.

“Doanh nghiệp bán hàng sau khi làm xong hồ sơ nộp ngân hàng Việt Nam, khi hồ sơ sang ngân hàng Trung Quốc nhưng do chống dịch ngân hàng đối tác không làm việc, thì doanh nghiệp không nhận tiền được. Tóm lại, thị trường Trung Quốc lúc này là không nên đi nếu khách hàng mua đi Philippines hay Indonesia thì vẫn xuất bình thường.

Hiện nay thị trường Philippines chủ yếu mua Đài Thơm 8 và OM 5451, giá gạo OM 5451 bán sang thị trường Philippines hiện trên dưới 495 USD/tấn, Đài Thơm 8 giá 505 USD/tấn”, Giám đốc Marketing Công ty VRICE nói.

Vẫn là vấn đề chất lượng

Gạo 5% tấm Việt Nam thường xuyên duy trì ở mức giá thấp so với giá gạo Thái Lan (thỉnh thoảng cũng có lúc hơn ), song cao hơn nhiều so với gạo Ấn Độ và Pakistan. Với mức giá này gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, ngày 26/5, gạo 5% tấm Việt Nam đạt mức giá 423 USD/tấn, tăng 7 USD/tấn so với ngày 24/5 và tăng 10 USD/tấn so với ngày này tháng trước đó.

Gạo 5% tấm Thái Lan đạt mức giá 447 USD/tấn, không tăng so với ngày 24/5, nhưng tăng 35 USD so với tháng trước.

Gạo 5% tấm Ấn Độ chào bán mức giá 338 USD/tấn, không tăng so với ngày 24/5, nhưng giảm 5 USD/tấn so với tháng vừa rồi.

Gạo 5% tấm Pakistan có giá 368 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với ngày 24/5, nhưng tăng 35 USD/tấn so với tháng trước có mức tăng tương đương như gạo Thái Lan.

Theo Giám đốc Marketing Công ty VRICE, giá gạo 5% tấm Việt Nam thấp hơn so với giá gạo 5% tấm của Thái Lan do chất lượng không bằng và tỷ lệ bạc bụng chiếm từ 15 đến 20%.

“Gạo trắng của Việt Nam rẻ là do chất lượng gạo của doanh nghiệp chào bán với khách hàng không cao nên có giá thấp và không bằng giá với gạo Thái Lan. Nhu cầu gạo thơm trên thị trường đang khá ổn định so với các loại gạo khác, nhưng do chất lượng không ổn định và tình trạng trộn lẫn nên giá gạo thơm Việt Nam cũng thấp hơn giá gạo thơm Thái Lan”, ông Có nhận xét.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 5/2022 ước xuất khẩu gạo đạt 800.000 tấn, trị giá 386 triệu USD, tăng 27,65% so với tháng 5/2021, tăng 13,86% về kim ngạch.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến tháng 5/2022, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 2,86 triệu tấn gạo, đạt trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 10,3% về khối lượng nhưng giảm 1,41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 4/2022, giá trung bình 496,5 USD/tấn, tăng nhẹ 0,3% so với tháng 3/2022, tuy nhiên, trung bình 4 tháng thì giá gạo xuất khẩu Việt Nam đạt 489 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ.

Trong thời gian này, thị trường Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,4% trong tổng lượng và chiếm 41,3% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 915.534 tấn, tương đương 422,16 triệu USD, giá trung bình 461 USD/tấn, tăng 27,9% về lượng, tăng 10,7% về kim ngạch nhưng giảm 13,5% về giá so với 4 tháng đầu năm 2021

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc chiếm trên 14,4% trong tổng lượng và chiếm 15,4% trong tổng kim ngạch, đạt 296.941 tấn, tương đương 155,39 triệu USD, giá trung bình 523,3 USD/tấn, giảm 20% cả về lượng và kim ngạch; giá giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE