Xuất khẩu ba sản phẩm thủy sản chủ lực đều tăng trưởng hai con số, dự báo vẫn dè dặt bởi nhiều biến động

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 1,508 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm rồi, và các sản phẩm chính đều tăng trưởng hai con số. Dù vậy, đến nay VASEP vẫn dè dặt chưa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022...
Giá cả các thứ đều tăng, kéo giá thành sản xuất tăng mạnh, VASEP lo nông dân yếu thế không trụ vững sẽ bỏ nghề - Ảnh: Nguyễn Huyền
Giá cả các thứ đều tăng, kéo giá thành sản xuất tăng mạnh, VASEP lo nông dân yếu thế không trụ vững sẽ bỏ nghề - Ảnh: Nguyễn Huyền

Trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu ba sản phẩm chính thủy sản gồm tôm, cá tra và hải sản đạt mức tăng trưởng lần lượt là 48%, 93,6% và 33% so với cùng kỳ năm rồi.

Kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ đạt 4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 2/2022 đạt 244,8 triệu USD, giảm so với tháng 1/2022 do trùng với Tết Nguyên đán, nhưng tăng 55% so với tháng 2/2021. Cộng dồn 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 558 triệu USD, tăng 48%. Đây là mức tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ các năm trước đó, chiếm 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Thời gian này xuất khẩu tôm tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Anh... Và Mỹ tiếp tục là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ (sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia). Xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2021.

Còn tại thị trường Trung Quốc, sau khi giảm mạnh 22% trong năm 2021, xuất khẩu tôm sang đây đã có tín hiệu phục hồi và tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 39,7 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo bà Kim Thu – Chuyên viên VASEP, năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh. Tuy vậy, các quy định và rào cản của nước này vẫn khắt khe, đặc biệt lại được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch COVID-19. Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần đảm bảo công tác kiểm soát và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu tôm vào Trung Quốc.

“Mặc dù thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng tốt nhưng năm 2022, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là những thị trường chính xuất khẩu tôm của Việt Nam. Bên cạnh đó tập trung thêm các thị trường tiềm năng khác như: Canada, Australia, Anh,… Dự báo, xuất khẩu tôm cả nước tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3/2022 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh; xuất khẩu cả năm dự kiến xuất khẩu tôm đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021…”, bà Thu nói.

Xuất khẩu cá tra tăng đột biến tại các thị trường lớn

Trong 2 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 384,8 triệu USD, tăng 93,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 25,51% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Giá trị xuất khẩu cá tra sang một số thị trường hàng đầu tăng trưởng tới ba con số. Các doanh nghiệp cá tra hy vọng xu hướng này tiếp tục duy trì cho tới cuối năm. Hiện giá cá tra nguyên liệu trong nước đang dao động từ 30.000 - 32.000 đồng/kg thúc đẩy giá xuất khẩu trung bình tăng.

Hết tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ - thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của Việt Nam đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát lần thứ 17 và mới nhất là kết quả cuối cùng POR17 thuế chống bán phá giá với cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thêm doanh nghiệp cá tra được hưởng mức thuế 0% sang thị trường Mỹ. Dự báo xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nay.

Trong khi đó, Trung Quốc - Hồng Kông quay lại là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 (sau Mỹ) với giá trị xuất khẩu đạt 85,8 triệu USD, tăng 239,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, hai tháng qua xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn gặp nhiều khó khăn do chính sách kiểm soát chặt chẽ hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc.

Đứng thứ ba là khối thị trường CPTPP với kim ngạch trong hai tháng đầu năm nay đạt 52,5 triệu USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tình hình dịch COVID-19 trên thế giới được kiểm soát tốt, kinh tế bình thường trở lại, dự báo trong ít nhất hai quý tới, xuất khẩu cá tra sang CPTPP tăng trưởng dương tới hai con số.

Theo bà Tạ Hà - Chuyên gia thị trường cá tra, trước khi Châu Âu trở thành tâm điểm dịch COVID-19 thì xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đã bộc lộ nhiều điểm thiếu hấp dẫn khi nhiều tháng liên tiếp tăng trưởng xuống mức âm. Nhưng từ đầu năm 2022, có những hy vọng trở lại ở thị trường này và 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài các thị trường xuất khẩu chính trên, giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiềm năng khác như: Brazil, Thái Lan, UAE và Anh cũng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái.

“Xuất khẩu cá tra đang hồi phục sau hơn 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với thiếu nguyên liệu, giá cá nguyên liệu tăng đột ngột, cước vận tải tăng theo giá xăng dầu thế giới… Do đó, dù tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xuất khẩu vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên sự phục hồi này mới chỉ ở bước đầu”, Chuyên gia thị trường cá tra của VASEP nhận định.

Xuất khẩu hải sản cũng tăng mạnh

Hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm hải sản đạt 565 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Xuất khẩu hải sản của Việt Nam trong quý đầu năm 2022 dự kiến vẫn duy trì tăng trưởng dương 2 con số. Tuy nhiên, ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, thẻ vàng IUU, giá cước vận tải, giá xăng dầu, chi phí đầu vào sản xuất tăng… vẫn là những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm nay.

“Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt và có dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ đạt 9 tỷ USD.

Đối với VASEP, chúng tôi vẫn chưa đưa ra con số dự báo, vì muốn quan sát diễn biến thị trường sắp tới như thế nào. Những biến động trên thị trường thế giới quá nhanh và quá phức tạp, cộng với những bất ổn về địa chính trị dẫn đến giá cả các thứ đều tăng, kéo giá thành sản xuất tăng mạnh lo những nông dân tiềm lực yếu không trụ vững sẽ bỏ nghề”, ông Trương Đình Hoè - Tổng thư ký VASEP cho biết.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE