WSJ: Mỹ khó thu hút Đông Nam Á vào chiến lược kinh tế mới nếu không mở cửa thị trường

Khung này đặt mục tiêu bù đắp vào lỗ hổng trong chiến lược châu Á của Mỹ khi nước này rời khỏi hiệp định TPP, thỏa thuận thương mại mà phía Mỹ từng tin rằng sẽ giúp tạo ra đối trọng với Trung Quốc.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công bố chương trình chiến lược kinh tế quy mô lớn cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một động thái rất được các nước đồng minh của Mỹ và các nhóm kinh doanh của Mỹ chờ đợi bởi họ vốn cảm thấy không thoải mái với việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, theo phân tích được đưa ra mới đây trên Wall Street Journal.

Với khung chính sách kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ đặt mục tiêu hợp tác chặt chẽ hơn với các nước đồng minh và bạn bè của Mỹ về những vấn đề liên quan đến thương mại số, chuỗi cung ứng và công nghệ xanh. Khung này đặt mục tiêu bù đắp vào lỗ hổng trong chiến lược châu Á của Mỹ khi nước này rời khỏi hiệp định TPP, thỏa thuận thương mại mà phía Mỹ từng tin rằng sẽ giúp tạo ra đối trọng với Trung Quốc.

Dù rằng chi tiết của kế hoạch cho đến nay chưa được công bố, khung chính sách này không hề cố gắng đưa Mỹ trở lại TPP. Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà ngoại giao và chuyên gia thương mại nói rằng chính quyền đương đầu với cuộc chiến khó khăn trong việc tạo ra được một thỏa thuận giúp đưa nhiều nền kinh tế châu Á cùng kết nối để tạo ra quy luật cho thương mại và công nghệ mới.

Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ không đưa ra chương trình giảm thuế hay bất kỳ công cụ mở cửa thị trường nào cho các nước đối tác thương mại, điều này vốn bị các nhóm lao động và đồng minh Đảng Dân chủ của Mỹ hay chính trị gia Đảng Cộng hòa phản đối bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và ngành sản xuất Mỹ.

Cũng lúc đó, các biện pháp tiếp cận thị trường này cũng được coi như rất quan trọng để có thể xây dựng được quan hệ của Mỹ tốt hơn trong khu vực, đặc biệt với nhóm nền kinh tế kém phát triển hơn ở Nam và Đông Nam Á vốn đang tìm kiếm thị trường để bán thêm các sản phẩm nông sản và hàng hóa.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo nói: “Việc được tiếp cận thị trường có thể là lợi ích mà các nước trong khu vực kỳ vọng sẽ nhận được nếu họ chấp nhận chịu sự lãnh đạo của Mỹ”.

Nếu không có các biện pháp hỗ trợ tiếp cận thị trường, khung chính sách mới mà phía Mỹ đề xuất ra sẽ chỉ coi như một “câu lạc bộ” cho Mỹ và nhóm nước đồng minh giàu có như Nhật, Australia, New Zealand hay Singapore, vốn đã hoạt động dựa trên một hệ thống giá trị và quy định chung, theo phân tích của các nhà ngoại giao và chuyên gia kinh tế.

Chuyên gia tư vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông Bill Reinsch, hoài nghi: “Tôi không hiểu bằng cách nào có thể thuyết phục những nước như Việt Nam hay Indonesia tham gia vào những thỏa thuận như thế này. Tôi nghĩ có những nước sẽ vô cùng thận trọng, họ chọn cách tiếp cận chờ đợi và xem xét rồi su đó mới xem mọi chuyện sẽ diễn biến như thế nào”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden coi khung chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới như bước quan trọng trong nỗ lực của chính quyền Mỹ nhằm vượt ra khỏi những rào cản của an ninh nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc tại châu Á.

Vào năm ngoái, ông Joe Biden củng cố cho sự hiện diện của Mỹ bằng việc gia tăng sức mạnh cho nhóm bộ tứ kim cương bao gồm Ấn Độ, Nhật và Australia cũng như thỏa thuận mới về hải quân với Australia và Anh. Tuy nhiên cho đến nay, Mỹ vẫn thiếu đi chính sách kinh tế toàn diện sau khi rút ra khỏi thỏa thuận TPP năm 2017 trong những nỗi lo ngày một lớn dần về tác động tiêu cực của thỏa thuận thương mại Mỹ lên việc làm tại Mỹ.

Khung chính sách mới được phía Mỹ tính đến khi mà Trung Quốc tăng cường ngoại giao kinh tế trong khu vực. Những tháng gần đây, Trung Quốc cố gắng gia nhập TPP và áp dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế số - liên min giữa New Zealand, Chile và Singapore vốn được coi như mô hình cho thỏa thuận hợp tác thương mại số trong tương lai. Trung Quốc hiện đang cố gắng tăng cường vai trò của mình trong Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, hiệp định bao gồm 15 nước chính thức có hiệu lực từ tháng trước.

Các chính sách hỗ trợ thương mại của phía Bắc Kinh đẫ khiến cho nhiều doanh nghiệp và đồng minh thân cận của Mỹ lo lắng. Họ lo ngại rằng sự vắng mặt của nước Mỹ trong các thỏa thuận thương mại của khu vực đã khiến cho Bắc Kinh tiến gần hơn đến việc thiết lập vị trí lãnh đạo trong việc đặt ra luật lệ và tiêu chuẩn thương mại cũng như kinh tế, đặc biệt tại với nhóm các công nghệ đang phát triển ví như trí tuệ nhân tạo hay thương mại số.

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố ý tưởng về khung chính sách kinh tế trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10/2021 và dự kiến sẽ công bố chi tiết trong những tuần tới.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE