WB nêu một số khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế trong thời gian tới

Theo nhận xét của WB, xuất nhập khẩu Việt Nam chững lại do sự suy giảm nhu cầu tại một số thị trường chủ chốt, những bất định gia tăng liên quan đến kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát trong nước gia tăng.
WB nêu một số khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế trong thời gian tới

Hôm nay (20/10), Ngân hàng Thế giới - WB công bố báo cáo mới nhất về kinh tế Việt Nam, trong đó WB nhìn lại diễn biến của kinh tế Việt Nam trong hai tháng gần nhất đồng thời đưa ra một số khuyến nghị về việc giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tăng trưởng cao ở mức 13,7% riêng trong quý 3/2022 (so cùng kỳ năm trước) và 8,9% trong ba quý đầu năm (so cùng kỳ năm trước), chủ yếu do hiệu ứng xuất phát điểm thấp.

Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ ghi nhận thêm một tháng có tốc độ tăng trưởng cao (lần lượt ở mức 13,0% và 36,1% so cùng kỳ năm trước), có lẽ nhờ vào các hoạt động kinh tế sôi động hơn và hiệu ứng xuất phát điểm thấp.

Tăng trưởng xuất nhập khẩu đều chững lại trong tháng 09/2022 do sức cầu yếu đi ở những thị trường xuất khẩu chủ lực. Số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm trong tháng 09/2022 do ảnh hưởng bởi những bất định gia tăng về viễn cảnh kinh tế toàn cầu, trong khi số giải ngân vốn FDI tiếp tục được cải thiện.

Tuy giá năng lượng đã hạ nhiệt, nhưng lạm phát CPI đã tăng từ 2,9% trong tháng 08 lên 3,9% trong tháng 09 chủ yếu do tiền thuê nhà và chi phí giáo dục tăng cao. Lạm phát CPI cơ bản cũng tăng, từ 3,1% trong tháng 08 lên 3,8% trong tháng 9/2022. Tốc độ tăng tỷ giá thương mại trong quý 3/2022 đã giảm so với quý 2/2022.

Tăng trưởng tín dụng tăng từ 16,2% trong tháng 08 (so cùng kỳ năm trước) lên 17,2% trong tháng 09 (so cùng kỳ năm trước) sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại. Do nhu cầu lớn về tín dụng, lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng từ 3,5% trong tháng 08 lên đến 5,48% vào giữa tháng 10, mức cao nhất kể từ năm 2013.

Đồng tiền của Việt Nam tiếp tục mất giá so với đồng đô-la Mỹ mạnh lên trong tháng 09 (1,0% (so tháng trước) và 3,8% (so cùng kỳ năm trước)). Để ổn định đồng nội tệ, NHNN đã nâng hai loại lãi suất chính sách chủ chốt và trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn bằng nội tệ thêm 100 điểm cơ bản, ghi dấu đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 04/2020.

Cân đối ngân sách tháng 09 lần đầu tiên bội chi ở mức 0,5 tỷ USD trong năm 2022, nhưng vẫn ghi nhận bội thu 10,5 tỷ USD trong 09 tháng đầu năm. Do thặng dư ngân sách, khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành từ đầu năm đến nay chỉ đạt 28,7% kế hoạch năm, so với mức 67.9% năm 2021.

Mặc dù nền kinh tế vẫn đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định gia tăng liên quan đến kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt cho thấy cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ yếu đi, chính sách tài khóa chủ động nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian tới cần bám sát kết quả kinh tế và phối hợp với chính sách tiền tệ.

Đồng thời vì CPI và CPI cơ bản đang tiếp đến mức 4% - bằng mức lãi suất chính sách của cấp có thẩm quyền - cơ quan tiền tệ cần sẵn sàng cân nhắc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo neo giữ lạm phát. Khi giai đoạn giãn hoãn thời gian trả nợ đã kết thúc và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, khu vực tài chính phải đối mặt với rủi ro gia tăng, đồng thời đòi hỏi phải có hướng dẫn từ phía NHNN để ngăn chặn những rủi ro đó bị hiện thực hóa ở cấp độ ngành, có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.

Sự kiện xáo trộn gần đây liên quan đến vụ việc của Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) cho thấy nhu cầu cần nâng cao minh bạch thông qua công bố kịp thời thông tin chi tiết về kết quả hoạt động của khu vực ngân hàng, tăng cường quản trị doanh nghiệp và tăng cường giám sát dựa trên rủi ro, bao gồm giám sát hoạt động cho vay của các tập đoàn doanh nghiệp và cho vay bên liên quan để can thiệp sớm, và tăng cường cơ chế xử lý ngân hàng.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 3/2022 đạt 13,7% so cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục trên phần nào là nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp do nền kinh tế bị suy giảm 6% trong Q3/2021 sau các đợt cách ly kéo dài nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19.

Ngành dịch vụ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm trước đạt tăng trưởng cao nhất (18,9% (so cùng kỳ năm trước)) đóng góp 8,5 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng GDP. Cụ thể, lĩnh vực lưu trú và ăn uống lần đầu tiên cao hơn mức trước đại dịch kể từ quý 2/2022 nhờ nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ, còn lĩnh vực xây dựng tăng 12,9% (so cùng kỳ năm trước) - đóng góp 4,9 điểm phần trăm. Trong ba quý đầu năm, GDP tăng trưởng 8,9% (so cùng kỳ năm trước).

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 09/2022 tăng 1,8% (so tháng trước) và 13,0% (so cùng kỳ năm trước), lại một lần nữa nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp vào quý 3/2021. Mặc dù các lĩnh vực chế tạo chế biến chủ chốt khác đều tăng trưởng, nhưng sản xuất máy tính, hàng điện tử và sản phẩm quang học lần đầu tiên bị suy giảm kể từ tháng 02/2022 (ở mức 2,4% so cùng kỳ năm trước), nguyên nhân do sức cầu bên ngoài yếu đi như được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đó chững lại.

Chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo chế biến đạt 52,5 điểm trong tháng 09, ở mức tương đương so với tháng 08, ghi dấu 12 tháng chỉ số được tăng điểm.

Doanh số bán lẻ trong tháng 09 tăng 2,9% (so tháng trước) và 36,1% (so cùng kỳ năm trước).

Doanh số dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh hơn so với doanh số hàng hóa (tăng lần lượt 6,5% và 1,95% (so tháng trước). Doanh số dịch vụ tăng nhờ vào doanh số bất động sản, các dịch vụ quản lý hành chính và hỗ trợ, y tế và giáo dục, giải trí, và các dịch vụ khác.

Mặt khác, đến thời điểm mùa du lịch hè kết thúc, doanh số dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ tăng được 1,3% (so tháng trước) còn doanh số dịch vụ lữ hành giảm 3,0% (so tháng trước). tháng 09 tăng 5,6% (so cùng kỳ năm trước), so với 20,8% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 08.

Tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng dệt may và giày da cũng giảm nhẹ từ 80,4% (so cùng kỳ năm trước) xuống còn 57,3% (so cùng kỳ năm trước) cùng thời điểm. Tăng trưởng tổng kim ngạch nhập khẩu giảm từ 13,6% (so cùng kỳ năm trước) xuống 8,0% (so cùng kỳ năm trước), do giảm nhập khẩu điện thoại, máy tính, hàng điện tử và máy móc, qua đó phản ánh các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao còn phụ thuộc nhiều vào những đầu vào nhập khẩu nêu trên.

Cán cân thương mại dịch vụ ghi nhận thâm hụt ở mức 3,2 tỷ US$ trong quý 3/2022, tương đối cao so với mức trước đại dịch. Xuất khẩu dịch vụ tăng 39,1% (so quý trước), bằng khoảng ba phần tư so với mức trước đại dịch. Yếu tố chính đóng góp cho xuất khẩu phục hồi là nhờ dịch vụ lữ hành, đạt 1,3 tỷ US$ trong quý 3/2022, cao hơn 133% so với quý 2/2022.

Việt Nam đón được 1,3 triệu lượt khách quốc tế trong quý 3/2022, bằng khoảng 29% so với mức trước đại dịch. Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ vốn đã cao hơn mức trước đại dịch trong quý 2/2022 lại tiếp tục tăng thêm 7,9% (so cùng kỳ năm trước) trong Q3-2022.

Số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 34,6% trong tháng 09 (so cùng kỳ năm trước) do ảnh hưởng bởi những bất định gia tăng liên quan đến viễn cảnh kinh tế toàn cầu và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt để chống lạm phát ở các nền kinh tế phát triển. Vốn đăng ký giảm ở tất cả các lĩnh vực chính, kể cả đối với đầu tư mới, mở rộng, mua lại và sát nhập (M&A).

Ngược lại, số giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng 10 tháng liên tiếp, nhưng quy mô tăng - 54,6% (so cùng kỳ năm trước) - phần nào là do hiệu ứng xuất phát điểm thấp trong giai đoạn cách ly vào quý 3/2021. Trong 9 tháng đầu năm 2022, số đăng ký vốn FDI đạt 18,8 tỷ US$, thấp hơn 15,3% so với năm trước đó, trong khi số giải ngân vốn FDI đạt 15,4 tỷ US4, tăng 16,2% (so cùng kỳ năm trước), cao hơn so với mức trước đại dịch.

Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,9% trong tháng 08 lên 3,9% trong tháng 09. Dịch vụ vận tải không còn là yếu tố chính gây ra lạm phát do giá xăng và dầu đã giảm, ở mức 5,9% trong tháng 09 (so tháng trước) và chỉ cao hơn 11,2% so với năm trước. Ngược lại, lạm phát gia tăng do giá cả tăng trong lĩnh vực giáo dục (từ - 0,6% (so cùng kỳ năm trước) lên 8,4% (so cùng kỳ năm trước), lĩnh vực nhà ở và vật liệu xây dựng (từ 1,4% (so cùng kỳ năm trước) lên 4.4% (so cùng kỳ năm trước)) trong tháng 09/2022 so với tháng 08.

Học phí tăng do mức trần và các mức miễn giảm học phí trong giai đoạn đại dịch đã kết thúc, khiến cho chi phí giáo dục đại học cao hơn. Nhu cầu nhà ở gia tăng ở các đô thị khi năm học mới bắt đầu cũng khiến cho giá thuê nhà cao hơn. Lạm phát giá lương thực thực phẩm tăng từ 3,3% trong tháng 08 (so cùng kỳ năm trước) lên 3,7% trong tháng 09 (so cùng kỳ năm trước) do giá đầu vào nông nghiệp và cả nhu cầu trong nước đều gia tăng.

Lạm phát cơ bản, nghĩa là không bao gồm giá lương thực thực phẩm, năng lượng các mặt hàng có giá do nhà nước quản lý (giáo dục và y tế) tiếp tục tăng từ 3,1% trong tháng 08 (so cùng kỳ năm trước) lên 3,8% trong tháng 09 (so cùng kỳ năm trước), là mức cao nhất trong bảy năm qua.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong lĩnh vực chế tạo chế biến giảm từ mức 4,4% trong quý 2/2022 (so cùng kỳ năm trước) vào quý 2/2021 xuống còn 3,9% trong quý 3/2022 (so cùng kỳ năm trước), do giá cả đầu vào trong lĩnh vực chế tạo chế biến đã hạ nhiệt, giảm từ 6,0% (so cùng kỳ năm trước) xuống còn 5,7% (so cùng kỳ năm trước).

Ngược lại, PPI lĩnh vực nông nghiệp lại tăng từ 2,2% trong Q2 (so cùng kỳ năm trước) lên 5,7% trong quý 3/2022 (so cùng kỳ năm trước), khép lại độ trễ tác động lan truyền giá đầu vào nông nghiệp gia tăng quan sát được trước đó trong năm.

Một phần của độ trễ có thể do nền kinh tế phục hồi và một phần do chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài hơn. Về phần mình, chỉ số PPI nông nghiệp tăng có thể sẽ góp phần làm tăng giá lương thực thực phẩm trong quý 3.

Mặc dù nền kinh tế tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định gia tăng liên quan đền nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt cho thấy cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách.

Từ những căn cứ trên, WB đưa ra khuyến nghị trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ chậm lại, cần tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nền kinh tế trên cơ sở phù hợp với kết quả kinh tế và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ.

Đồng thời vì CPI và CPI cơ bản đang tiếp đến mức 4% - mức lãi suất chính sách của các cấp có thẩm quyền - cơ quan tiền tệ cần sẵn sàng cân nhắc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo neo giữ lạm phát.

Khi giai đoạn giãn hoãn thời gian trả nợ đã kết thúc và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, khu vực tài chính phải đối mặt với rủi ro gia tăng đồng thời đòi hỏi phải có hướng dẫn từ phía NHNN để ngăn chặn những rủi ro đó bị hiện thực hóa ở cấp độ rộng hơn, trong cả khu vực, có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.

Sự xáo trộn gần đây liên quan đến vụ việc của Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) cho thấy nhu cầu cần nâng cao minh bạch thông qua công bố kịp thời thông tin chi tiết về kết quả hoạt động của khu vực ngân hàng, tăng cường quản trị doanh nghiệp và tăng cường giám sát dựa trên rủi ro, bao gồm giám sát hoạt động cho vay của các tập đoàn doanh nghiệp và cho vay bên liên quan để can thiệp sớm, và tăng cường cơ chế xử lý ngân hàng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE