Vụ AVG trở thành dẫn chứng trong giám sát doanh nghiệp Nhà nước

“Sai phạm trong thẩm định dự án đầu tư, bỏ qua cảnh báo rủi ro” được chuyên gia đề cập, với dẫn chứng cụ thể từ vụ AVG.
Chuyên gia của CIEM dẫn chứng vụ AVG trong tham luận của mình tại tọa đàm.
Chuyên gia của CIEM dẫn chứng vụ AVG trong tham luận của mình tại tọa đàm.
Ngày 17/4, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Ủy ban Triển khai và Phát triển Cuba (PCID) tổ chức tọa đàm “Vai trò của cải cách doanh nghiệp Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Tọa đàm này nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai đầu mối chuyên trách của hai nước, với các nội dung bao trùm quá trình hình thành, cổ phần hóa và đổi mới khối doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Trong tham luận tại tọa đàm, chuyên gia Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tập trung vấn đề đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại khối doanh nghiệp này.
Một trong những hạn chế mà chuyên gia này đặt ra là việc thực hiện giám sát của cơ quan chủ sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Cơ chế báo cáo mang tính định kỳ (6 tháng, 1 năm) khiến mức độ tương tác thường xuyên và kịp thời còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu “thường xuyên, liên tục” của hoạt động giám sát.
Cơ quan chủ sở hữu nói chung cũng được đánh giá là không đủ công cụ (nhân lực và thông tin) theo dõi trực tiếp nên không kịp thời nắm bắt được tình hình thực tế của doanh nghiệp giữa các kỳ báo cáo, đặc biệt là tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, các dự án đầu tư và các quyết định mà cơ qua chủ sở hữu đã phê duyệt.
Cũng theo chuyên gia Phan Đức Hiếu, cơ quan chủ sở hữu còn hạn chế về khả năng nhận biết, cảnh báo các dự án kém hiệu quả.
Một trong những nội dung mà chuyên gia CIEM đặt ra trong tham luận là thực tế có “sai phạm trong thẩm định dự án đầu tư, bỏ qua cảnh báo rủi ro” có trong giám sát hoạt động doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua.
Và cụ thể, những vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone, trong việc mua cổ phần Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) mà các cơ quan chức năng đang xử lý, được ông Phan Đức Hiếu dẫn chứng như một trường hợp điển hình.
Chuyên gia này dẫn giải: “Theo Thanh tra Chính phủ, ngay từ giai đoạn thẩm định đã có một số cảnh báo rủi ro về tính khả thi, sự thiếu căn cứ về mức giá Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tuy nhiên tổ thẩm định của Bộ Thông tin - Truyền thông đều phớt lờ”.
Bên cạnh giám sát, chuyên gia của CIEM cũng nhìn sang một thực trạng trong đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, cách thức đánh giá của cơ quan chủ sở hữu được thực hiện vào đầu kỳ, với việc phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch do doanh nghiệp xây dựng và trình lên; cuối kỳ, đánh giá, xếp loại dựa trên cơ sở báo cáo tự đánh giá và xếp loại của doanh nghiệp (có so sánh giữa kết quả và kế hoạch).
“Đó không phải cách thức đánh giá của một nhà đầu tư”, Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng, hiện chưa có cơ chế để các tổ chức chuyên nghiệp tham gia đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, mà điều này ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xác của kết quả đánh giá, xếp loại.
Với những thực trạng trên, Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu đưa ra bốn kiến nghị đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Một là, xây dựng “big data”, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu.
Hai là, áp dụng cách thức và công cụ giám sát theo thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp nhà nước.
Ba là, tập trung quyền sở hữu gắn với tập trung trách nhiệm.
Bốn là, làm rõ cơ chế giám sát ủy ban/cơ quan chủ sở hữu.
Cùng với tham luận trên, cuộc tọa đàm do SCIC tổ chức với PCID còn đề cập đến nhiều vấn đề, cũng như có nhiều đề xuất trong hướng thúc đẩy cổ phần hóa, tạo hấp dẫn trong thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước…
BizLIVE sẽ tiếp tục đề cập cụ thể các nội dung tại cuộc tọa đàm này.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE