VNDIRECT không còn là công ty chứng khoán có vốn hóa tỷ USD

Sau SSI, đến lượt VNDIRECT (mã VND) mất mốc vốn hóa tỷ USD. Như vậy, đến thời điểm này, không có công ty chứng khoán nào có vốn hóa tỷ USD.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Mặc dù VN-Index để mất 20% kể từ đầu năm nhưng mất mát ghi nhận tại nhóm cổ phiếu chứng khoán là lớn hơn khi hàng loạt cổ phiếu điều chỉnh mạnh với mức giảm từ 40-50%. Đáng chú ý, SSI và mới đây là VND đã lần lượt để mất mốc vốn hóa tỷ USD trong bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh giảm.

Phiên 17/6, VND tiếp tục giảm sàn trắng bên mua sau 4 phiên liên tiếp giảm sàn hoặc giảm sát sàn, hiện giao dịch tại 16.900 đồng/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, tương đương vốn hóa thị trường hơn 20.500 tỷ đồng, “bốc hơi” một nửa so với mức đỉnh mới ghi nhận vào tháng 4/2022 mới đây. Như vậy, VNDIRECT, cái tên cuối cùng của ngành chứng khoán trong danh sách vốn hóa tỷ USD cũng đã không còn.

Trước đó, SSI cũng đã để mất vị trí này khi cổ phiếu giảm về sát 20.000 đồng/cổ phiếu, để mất 65% kể từ đỉnh ghi nhận vào cuối tháng 11/2021 và giảm 61% kể từ đầu năm. Trong khi thời điểm thăng hoa nhất của thị trường, VND, SSI từng 2 là công ty chứng khoán có thời điểm vốn hóa lên đến 2 tỷ USD.

Mức giảm của các cổ phiếu chứng khoán là khá đồng đều do đó, đến thời điểm hiện tại, VNDIRECT vẫn là công ty chứng khoán lớn nhất sàn chứng khoán theo tiêu chí vốn hóa thị trường và vốn điều lệ. Với việc tăng vốn thành công gần đây, vốn điều lệ của VNDIRECT đã lên đến hơn 12.000 tỷ đồng, tương đương với một số ngân hàng thương mại tầm trung.

Việc cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh xuất phát từ nguyên nhân thị trường chứng khoán sụt giảm đi kèm thanh khoản cũng giảm mạnh. Giao dịch không còn bùng nổ như giai đoạn trước gây áp lực lớn lên kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Tiền vào thị trường nói chung và nhóm chứng khoán nói riêng không đủ dồi dào để cân lại lượng cung lớn gia tăng sau các đợt phát hành.

Bên cạnh đó, việc siết thị trường trái phiếu, lãi suất tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng tiền vào chứng khoán. Lãi suất tăng sau thời gian dài duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch là xu hướng không thể tránh khỏi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các ngân hàng thương mại trong nước thời gian gần đây cũng bắt đầu "rục rịch" tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm – một trong những kênh đầu tư thay thế chứng khoán.

Theo thống kê, thanh khoản bình quân phiên trên HoSE đã có xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái. Trong tháng 5 vừa qua, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.800 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Đọc tiếp

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE