VN-Index giảm nhẹ phiên đầu tuần

VIC đã hỗ trợ khá nhiều cho thị trường dù tâm lý nhà đầu tư ngả sang chiều bán chốt lời. Đà hồi phục đang có dấu hiệu bị làm chậm lại trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 5.
VN-Index giảm nhẹ phiên đầu tuần

Định vị thị trường

Tuần vừa qua ghi nhận SET (+1,83%) và VN-Index (+2,56%) là những chỉ số tăng tốt nhất trên thế giới. Dù vậy, như đã nhiều lần đề cập, trạng thái của thị trường mới chỉ đang thu hẹp khoảng cách với thị trường tiên phong. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, S&P 500 đã tăng gần 7,5% trong khi KOSPI và NIKKEI 225 đã tăng trên 10%.

VN-Index mới tăng được hơn 5,5% từ đầu năm với trạng thái kỹ thuật vừa lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn. Trước mắt, việc đương đầu với các hành động chốt lời sẽ kiểm chứng cho sức khỏe của thị trường.

Tiền ngoại đứng ngoài thị trường, tiếp tục bán ròng hơn 375 tỷ

Yếu tố chốt lời có thể rất khó dự báo nhưng việc quan sát vận động của dòng tiền trong nước và nước ngoài sẽ cung cấp những dấu hiệu để nhà đầu tư ra quyết định. Theo thống kê, thị trường đã có 3 phiên liên tiếp chứng kiến khối lượng khớp vượt trên mức bình quân 20 phiên.

Và phiên hôm nay với nhiều hoạt động chốt lời, thanh khoản thậm chí còn tiếp tục tăng thêm, đạt 783,69 triệu đơn vị, tương đương 12.604 tỷ đồng.

Tiền ngoại vẫn đang đứng ngoài thị trường và chỉ tập trung vào việc bán ra. Giá trị rút ròng hôm nay là 375,5 tỷ đồng. Những cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất là CTG (-100,5 tỷ đồng), VNM (-53,21 tỷ đồng), VPB (-44,24 tỷ đồng).

Như vậy, tiền nội vẫn đang là nắm giữ sự chủ động gần như tuyệt đối ở giai đoạn này. Theo VNDIRECT, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã mua 6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm. Với số liệu mua ròng 4 tỷ USD trong quý 1/2023, NHNN có thể đã mua thêm 2 tỷ USD trong tháng 4 và tháng 5, qua đó vẫn tạo thêm thanh khoản trên hệ thống.

Các diễn biến này phần được trung hòa một phần với các hoạt động trên thị trường OMO khi trong 2 tuần gần đây đã có hơn 56 nghìn tỷ đồng được rút ra. Tuy nhiên, thanh khoản hệ thống vẫn đang tạo điều kiện cho lãi suất liên ngân hàng qua đêm đang giảm xuống dưới 5%.

Vận động nhóm ngành

Từ đầu phiên, cổ phiếu VIC (+5,22%), VHM (+0,98%) đã tăng tốc sau khi xuất hiện các thông tin tích cực cuối tuần về việc niêm yết VinFast trên NYSE sau khi sáp nhập với Black Spade Acquisition Co (Black Spade). VinFast có mức định giá hơn 23 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Tuy nhiên, hiệu ứng của VIC lên thị trường thường không có tính lan tỏa rộng. Dù đều có vị thế vốn hóa hàng đầu nhưng tác động của cả VHM và VIC lại không kích thích tâm lý tốt như nhóm Ngân hàng.

Ở phiên sáng, khá nhiều mã Ngân hàng vẫn đồng hành cùng thị trường nhưng tới phiên chiều thì CTG (-1,06%), VCB (-1,2%), BID (-0,22%) lại có dấu hiệu khuất phục trước áp lực chốt lời. Các mã VIB (+1,7%), TPB (+1,5%), MBB (+1,1%) đều mất đi khá nhiều thành quả trong phiên.

Khi Ngân hàng hụt hơi, thị trường chung trở nên nhạy cảm hơn. Chốt phiên, VN-Index đã không giữ được sắc xanh, đảo chiều giảm 0,11% xuống 1.065,71 điểm (-1,19%).

Các mã Chứng khoán như SSI (-1,51%), VND (-2,21%), HCM (-1,54%), VCI (-2,12%), FTS (-2,45%) đồng loạt giảm giá. Tại nhóm Bất động sản, DIG (-2,18%), GEX (-4,11%), DXG (-3,41%), NLG (-3,1%), SCR (-3,61%) cũng không tránh được yếu tố tâm lý.

Nhóm Khu công nghiệp ghi nhận GVR (-3,87%), KBC (-2,14%), VGC (-3,7%) đều phải chịu chung kết cục bị bán ra dù các diễn biến giá gần đây thể sự tiến bộ nhanh chóng.

Nếu không có sự tham gia của VIC ở phiên hôm nay, VN-Index có thể đã có một phiên thiệt hại điểm số khá lớn. Xu hướng điều chỉnh có thể chưa đáng ngại nhưng đà hồi phục chắc chắc sẽ bị làm chậm lại ở các phiên tới.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index hôm nay cũng chỉ biến động trong biên độ khá hẹp, giảm 0,36% và tăng 0,54%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

VNDIRECT cho biết, hệ thống của công ty chứng khoán bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật ngày 24/3 và đã được khắc phục, đang trong quá trình kết nối trở lại tuy nhiên quá trình hồi phục dự kiến mất thời gian.

Chat với BizLIVE