Chứng khoán 27/6

VN-Index chốt phiên trên 1.200 điểm

VN-Index cần tới 2 nhịp thử sức trong phiên chiều mới có thể đóng cửa trên 1.200 điểm. Đồng thời, thanh khoản đã có sự gia tăng tốt hơn trong phiên chiều giúp giá trị giao dịch tăng 21,78%.
Diễn biến giao dịch phiên 27/6
Diễn biến giao dịch phiên 27/6

Tâm lý đã có dấu hiệu được phá băng khá nhanh trong phiên chiều nhờ nhóm Chứng khoán và Thép hồi phục mạnh mẽ. Tại nhóm Chứng khoán, đã có thêm VND (+7%), HCM (+6,8%), CTS (+6,8%) cũng tăng trần cùng BSI, FTS. Kể cả SSI (+6,7%) cũng đã suýt soát tăng kịch trần cuối phiên.

Nhóm Thép khởi động ì ạch trong phiên sáng nay nhưng từ trước 14h, lực cầu mua đã dồn lực kéo một loạt mã bứt lên với mức tăng chốt phiên đều trên 4%. HSG đóng cửa tại mức giá trần trong khi TLH (+6,6%), NKG (+6,4%), HPG (+5%) đều có kết quả khả quan. Giá trị giao dịch của HPG vươn dẫn đầu toàn thị trường đạt 457 tỷ đồng.

Các nhóm ngành Bán lẻ, Khu Công nghiệp, Năng lượng, Bất động sản, Thủy sản thực tế cũng có sự hưởng ứng nhưng không thể đồng đều bằng. Dòng tiền tỏ ra có sự phân biệt và ưu ái vào KBC (+6,31%), PHR (+5,8%), SZC (+4,93%), PNJ (+6,15%), NVL (+6,5%), NT2 (+3,3%).

Trong khi đó, ở chiều giảm, hiện tượng bán ra chưa hoàn toàn được triệt tiêu khiến sắc đỏ vẫn xuất hiện, đặc biệt là nhóm Phân bón và Hóa chất với DPM (-6,91%), DCM (-6,94%), DGC (-2,12%). Cả 3 này đều có quy mô giao dịch quanh 200 tỷ đồng.

Tổng kết cả phiên, HOSE có 66% mã tăng so với 22,5% mã giảm và 11,5% mã đứng giá. VN-Index cần tới 2 nhịp rướn mới chốt trên 1.200 điểm. Chỉ số tăng 17,34 điểm lên 1.202,82 điểm (+1,46%). Thanh khoản đã cải thiện nhờ sự sôi động của phiên chiều, tăng 21,78% lên 12.315 tỷ đồng.

2 chỉ số còn lại cũng có sự tương đồng với mức tăng đều trên 1%. Chỉ số HNX-Index tăng 1,63% lên 280,42 điểm còn HNX-Index tăng 1,19% lên 88,14 điểm. Tổng giá trị giao dịch của đạt gần 1.900 tỷ đồng.

****

VN-Index trong phần còn lại phiên sáng đã cố gắng cải thiện và tạm dừng tại 1.196,91 điểm. Mức tăng thêm là chưa nhiều do các mã lớn vẫn chưa thực sự phát tín hiệu cho thị trường.

Các mã GAS (+2,2%), VPB (+2,8%), VHM (+1,4%%) chủ yếu chỉ duy trì mức tăng vừa phải. Sự lan tỏa là rất khó nếu chỉ đến từ các mã PNJ (+5,2%), TPB (+4,2%) trong khi quy mô vốn lại tỏ ra hạn chế.

Trong khi đó, xét trên quy mô chung của cả thị trường, cả rổ VN30 mới đạt khoảng 36% giá trị giao dịch. Với khoảng 64% còn lại, dòng tiền phân tán vào khá nhiều nhóm Midcap và Penny.

Tuy nhiên, có khá ít có nhóm ngành thực sự tỏ ra đồng đều, ngoại trừ nhóm Chứng khoán. Sau khi FTS (+6,9%) tăng trần, các mã khác như BSI (+6,9%), ORS (+,2%), HCM (+4,8%), CTS (+4,8%), VND (+4,4%) đã có sự mạnh dạn hơn trong chuyển động. Trong số này, VND đã đón nhận hơn 41 tỷ đồng tiền ngoại và bứt tốc thêm từ sau 11h.

Hiện tại tiền ngoại đã quay lại với HOSE với giá trị mua ròng đạt gần 300 tỷ đồng. Khá nhiều mã Bluechips đã có tiền ngoại vào kéo như MWG (+56,75 tỷ đồng), MSN (+42,08 tỷ đồng), VHM (+33,9 tỷ đồng) và phần lớn các mã đều ghi nhận phản ứng tích cực.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 11,53 điểm lên 1.197,01 điểm. Thanh khoản của sàn đạt 244,56 triệu đơn vị, tương đương 5.468 tỷ đồng.

Còn HNX-Index tăng 1,69% lên 280,6 điểm. Thanh khoản sàn đạt 614 tỷ đồng.

****

Mấu chốt là thanh khoản

Cả VN-Index lẫn S&P 500 của Mỹ lúc này đều có điểm chung là nằm dưới đường MA200. Phiên cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ đã thể hiện nỗ lực mạnh mẽ để lấy về sát đường xu hướng dài hạn với nhiều chỉ số tăng trên 2% trong đó S&P 500 đã tăng được 3,06%.

Vận động của thị trường châu Á nói chung cũng đều ghi nhận sắc xanh đầu tuần với một số thị trường cố gắng bám sát chứng khoán Mỹ là Đài Loan và Hàn Quốc đang tăng quanh mức 2%. VN-Index nếu có tăng điểm theo xu hướng chung của chứng khoán châu Á hay chứng khoán Mỹ cũng là điều được xem là phù hợp.

Điểm mấu chốt là thị trường cần thanh khoản lại vẫn chưa được đáp ứng với giá trị giao dịch lúc 10h30 đạt chưa đến 3.000 tỷ đồng.

Các mã có giá trị lớn nhất trong VN30 chỉ là MWG (0%), NVL (+0,1%) với giá trị chỉ là hơn 100 tỷ đồng. Trong khi đó, những mã tác động nhiều tới đà tăng của chỉ số này và VN-Index là GAS (+2,5%), VPB (+3%), VHM (+1,4%), CTG (+1,8%) lại chỉ có giá trị giao dịch thấp hơn.

Điều này cho thấy, tiền lớn mới chỉ cố gắng nắn chỉ số theo xu hướng hồi phục chung đang diễn ra mà chưa thực sự có ý đồ tham gia một cách quyết liệt.

Đón nhận cách các Bluechips tăng giá, nhóm Midcap và Penny cũng chỉ tăng giá một cách vừa phải và ít xuất hiện các mã nổi bật. Chỉ có một vài mã đang có mức tăng cá biệt như BAF (+6,86%), FTS (+6,92%) trong khi các cổ phiếu cùng ngành với những trường hợp này tỏ ra từ tốn hơn.

Kể cả cổ phiếu mới đón nhận các thông tin tích cực như KBC (+3,65%) cũng không hề có sự vội vàng trong chuyển động giá. Theo thông tin từ lãnh đạo KBC, trong vòng 2 tuần tới Công ty sẽ ký nhiều hợp đồng lớn, có dự án tỷ USD.

Tính đến 10h30, HOSE đang có khoảng 46,8% mã tăng so với 38,5% mã giảm và 14,7% mã đứng giá. VN-Index đã rướn qua 1.190 điểm và đang giao dịch tại 1.193 điểm.

Trong khi đó, HNX-Index đang tăng lên 278 điểm nhờ lực đẩy của PVS (+2,92%), CEO (+3%), HUT (+6,37%), TNG (+2,01%).

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE