Việt Nam đang đương đầu với những thách thức nào trong ngắn hạn?

Các chuyên gia kinh tế khẳng định thành công hiện tại của Việt Nam không phải do may mắn mà do đã chuẩn bị từ rất sớm và kỹ càng, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải cải thiện.
Việt Nam đang đương đầu với những thách thức nào trong ngắn hạn?

Hôm nay (25/10), ngân hàng HSBC tổ chức hội thảo “HSBC - Hội thảo Triển vọng Thị trường”. Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm nhìn nhận lại Việt Nam trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 vừa qua, đồng thời đưa ra một số phân tích và nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới.

CEO ngân hàng HSBC Việt Nam, ông Tim Evans, hồi tưởng lại khoảng thời gian đại dịch COVID-19 trước đây và nhìn nhận về hiện tại: “Tôi còn nhớ trong đại dịch, đã có lúc tôi ở đường Đồng Khởi, một giao lộ chính của thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất nhớ những âm thanh náo nhiệt trước đây. Mới đây khi tôi đi từ Nội Bài về, tôi đã cảm nhận thấy sự náo nức như xưa, cảm giác thực sự rất hạnh phúc”.

Cũng theo ông Evans, Việt Nam là một đất nước năng động, trong quý vừa qua, GDP tăng trưởng hơn 13%, trong 9 tháng đầu năm Việt Nam tăng trưởng hơn 9%. HSBC dự báo Việt Nam cả năm nay GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,6%

Ông Evans nhận định thế giới hiện nay đang đối mặt với lạm phát cơ bản. Kỳ vọng năm tới GDP sẽ tăng trưởng 6%. Việt Nam đang vững bước tiến lên, mới đây, S&P và Moody đã nâng hạng tín dụng. Việt nam hiện nay cũng chứng kiến sự tăng trưởng liên tục so với các quốc gia khác. Nhóm tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh mẽ, đến năm 2045, Việt Nam sẽ tăng trưởng vào mức thu nhập cao. Đến năm 2030, Việt nam trở thành 1 trong 10 thị trường hàng hóa tiêu dùng hàng đầu thế giới, cao hơn Thái Lan, Đức và cả Anh.

Ông Evans nhận xét Việt Nam có nền kinh tế nội địa và tiêu dùng hiện nay từng bước phát triển mạnh mẽ hơn. Chỉ số người mua hàng, chỉ số ngành sản xuất chế tạo vẫn đang tăng trưởng bất chấp những thách thức nhất định. Ông Evans khẳng định những gì Việt Nam đang có không phải do may mắn. “Nhiều người hay nói với tôi Việt Nam có phải đất nước may mắn hay không, may mắn là khi chúng ta chuẩn bị sẵn sàng và đón nhận cơ hội. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã chuẩn bị rất sẵn sàng cho ngày hôm nay. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại, đồng tiền nội tệ ổn định, Việt Nam cũng đầu tư rất mạnh vào hạ tầng”, ông Evans nói.

Có người từng nói: “Mỹ là mảnh đất của cơ hội, Việt Nam là mảnh đất của những con người tạo ra cơ hội”. Đại dịch COVID-19 có thể coi là sự kiện “thiên nga đen”, Việt Nam đã vượt qua tốt sự kiện này và sẽ giải quyết tốt các thách thức trong tương lai, ông Evan nhận định.

Còn theo ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) kiêm Chủ tịch Jardine Matheson Việt Nam, tăng trưởng GDP của Việt Nam gần đây đã lên mức rất cao. Sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, hệ quả giá năng lượng tăng đột biến, các mặt hàng tiêu dùng dệt may và linh kiện điện tử ngày càng có giá cao hơn.

Nhận xét về những khó khăn hiện tại mà Việt Nam đang đối mặt, ông Cany nói: “Chúng ta cũng thấy rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách Zero COVID, 55% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam đến từ Trung Quốc, chính vì vậy hoạt động thu mua của Việt Nam cũng có hạn chế. Với riêng Việt Nam, chúng ta đặc biệt gặp khó khăn trong đảm bảo đủ nhân công cần thiết để duy trì. Xu thế này đã trở nên ngày một rõ ràng trong giai đoạn từ tháng 8. Niềm tin của nhà đầu tư khắp thế giới sụt giảm trong quý 3/2022, chỉ số niềm tin doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam giảm xuống còn 62 điểm, dù vẫn tương đối tích cực nếu tính trên thang 100. Tuy nhiên cũng có những dự báo khác của LHQ NHTG, trong bối cảnh thế giới đương đầu với nhiều bất ổn nhưng Việt Nam vẫn có những yếu tố vững vàng”.

Cũng theo ông Cany, Eurocham vẫn rất hứng khởi về triển vọng của Việt Nam, Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 7,6%. Hiện nay xuất khẩu của Việt Nam có giảm do tổng cầu yếu. Việt Nam có lực lượng hơn 56 triệu lao động, lớn nhất thế giới tính theo con số và cả tương quan với dân số. Tính đến năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam chiếm 19% GDP và cao hơn đáng kể với mức dưới 1% của năm 2010. Một loạt các dự án FDI tên tuổi đã được triển khai.

Trong nhóm các nền kinh tế ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia về thu hút vốn đầu tư FDI. Thị trường xuất khẩu FDI vẫn tiếp tục phát triển. Để kích thích đầu tư và đưa đầu tư Việt Nam hấp dẫn hơn, Việt Nam cần có nhiều yếu tố cần cải thiện chẳng hạn khó khăn trong thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và nộp thuế là những yếu tố được nhắc đến trong báo cáo của WB. Việt Nam cần tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động đầu tư, cần ưu tiên tăng cường các cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp. Nhà đầu tư cả hai khối công tư cần tăng cường chuyển đổi xanh.

Việt Nam cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Từ năm 2022, không có vốn tư rót vào hạ tầng công, luật hiện nay còn quá giản đơn và chưa rõ ràng về quyền lợi của nhà đầu tư tư nhân khi rót tiền vào hạ tầng công.

Mục tiêu đặt ra kinh tế số đóng góp 30% vào GDP. Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho phát triển số. Về phía nhà nước, nhà nước cần tạo khung pháp lý phù hợp đầu tư cho lĩnh vực số.

Hiện chỉ có 30% người lao động Việt Nam có tay nghề, Việt Nam có chiến lược tăng tỷ lệ này lên 75% vậy cần đến chương trình tổng thể để nâng cao tỷ lệ này. Mục tiêu này nếu hiện thực được chắc chắn sẽ giúp làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò môi trường đầu tư nước ngoài.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE