Việt Nam dẫn đầu châu Á - Thái Bình Dương về tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực với mức 7,2%, tăng đáng kể so với con số 5,3% dự báo hồi tháng 4/2022.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo cập nhật, với việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo WB, trong bức tranh chung của tình hình kinh tế khu vực, Việt Nam có thể coi là một điểm sáng, tuy nhiên việc tăng trưởng mạnh của Việt Nam và một số nền kinh tế đang phát triển khác không bù lại được việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại.

Trong dự báo kinh tế mới nhất công bố vào ngày thứ Tư, WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng Trung Quốc xuống mức 2,8% từ mức 5% trong báo cáo hồi tháng 4/2022. Như vậy kinh tế khu vực châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2022, giảm đáng kể so với mức 5% từng được đưa ra vào tháng 4/2022.

Báo cáo này nghiên cứu khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tuy nhiên không tính Nhật và Triều Tiên, Hàn Quốc.

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực với mức 7,2%, tăng đáng kể so với con số 5,3% đưa ra hồi tháng 4/2022. Triển vọng của kinh tế Indonesia không thay đổi ở mức khoảng 5,1%. Không tính Trung Quốc, kinh tế khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022, dự báo kinh tế Malaysia, Philippines và Thái Lan cũng đồng loạt được điều chỉnh tăng.

Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thuộc WB, ông Aaditya Mattoo, nhận xét: “Động lực tăng trưởng quan trọng trong khu vực hiện nay chính là việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế mà các nước cần phải duy trì, dù rằng thông qua luật lệ hay do tự nhiên hoạt động của con người, nhiều người mua mạnh hàng hóa tiêu dùng sau khi bị hạn chế trong thời kỳ đại dịch COVID-19”.

Phần lớn kinh tế khu vực đã cởi mở với du lịch, đồng thời nới lỏng nhiều biện pháp khác dù rằng Trung Quốc vẫn giữ chính sách không COVID-19 và áp dụng quy định phong tỏa ngặt nghèo tại nhiều thành phố lớn. WB tính toán rằng Philippines, Thái Lan và Campuchia sẽ có lại sản lượng kinh tế như trước đại dịch COVID-19 trước thời điểm cuối năm nay. Sản lượng kinh tế tại Trung Quốc sau khoảng thời gian phục hồi lên trên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, vẫn tiếp tục cao hơn phần còn lại của khu vực dù rằng tăng trưởng chậm lại.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào và Mông Cổ được điều chỉnh giảm khi mà lạm phát, lãi suất cao và đồng nội tệ yếu làm suy giảm sức mua của người dân nước này và ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.

Ngoại trừ Lào và Mông Cổ, phần lớn kinh tế trong khu vực sẽ vẫn chống chịu được các đợt nâng lãi suất cơ bản của Fed, ông Mattoo phân tích.

Tăng trưởng tại khu vực Thái Bình Dương sẽ chủ yếu đến từ Fiji, khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng ước tính khoảng 12% trong khi đó Solomon Islands, Tonga, Samoa và Micronesia được dự báo sẽ suy giảm kinh tế.

Tuy nhiên các biện pháp hạn chế giá cả, trợ cấp và hạn chế thương mại hiện nay đã giúp cho lạm phát tại khu vực ở mức dưới 4%, thấp hơn phần lớn của thế giới. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bởi nó khiến cho hoạt động sản xuất thực phẩm thiếu hiệu quả cũng như phát triển của các nguồn năng lượng các bon cao.

Báo cáo nhấn mạnh rằng chính phủ các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả mạnh tay và với số lượng hàng hóa nhiều hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới ngoại trừ Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ hiện đang hướng đến những người trồng lúa và ngũ cốc, dù rằng người tiêu dùng muốn có thêm biện pháp kiểm soát giá cả với mặt hàng rau, trái cây và thịt.

Các biện pháp hiện tại cũng đảo ngược nhiều năm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Tại Indonesi và Malaysia, trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đã tăng từ 1% GDP lên hơn 2%. Sự đảo chiều này sẽ có thể khiến cho các mục tiêu giảm khí thải các bon cũng như khiến cho các nước phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thách, vì vậy họ dễ chịu ảnh hưởng từ những cú sốc trong tương lai.

WB khuyến cáo chính phủ các nước cần phải cân bằng giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Thái Lan và Malaysia có các cuộc bầu cử vào năm sau. Tại Thái Lan, WB tính toán rằng cứ 2,2 tỷ bath tức 58,2 triệu USD tiền mặt chuyển đến người dân sẽ giúp giảm tỷ lệ đói nghèo khoảng 1 điểm phần trăm.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư vào ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký (Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 40,2%

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMVP), mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm 2024. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá vừa diễn ra, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện trong năm 2024 với lý do chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động khiến EVN ghi nhận lỗ khoảng 43.200 tỷ đồng trong 2022-2023.

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) - Hệ thống mới về an toàn và an ninh hải quan trước khi hàng đến của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ giới thiệu quy trình mới cho nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt tại EU kể từ ngày 03 tháng 06 năm 2024.

Chat với BizLIVE