Việt Nam có nguy cơ tụt lại do năng suất lao động thấp

Đó là khẳng định của các đại biểu tham dự Diễn đàn CEO/CEO Forum 2018 – Nâng cao năng suất lao động, đòn bảy tăng trưởng kinh tế do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 13/4.
Ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn.
Ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đã cải thiện đáng kể.
NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương đương khoảng 4.100 USD/lao động, tăng 5,9% so với năm 2016, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,5% giai đoạn 2011-2016 và cao hơn nhiều so với mức tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006-2010. Đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Chỉ tính riêng các năm 2016 – 2017, TFP ước tăng 2,26%, đóng góp khoảng 35,4% vào tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, thành tích tăng NSLĐ của Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ mà chưa phải là sự cải thiện NSLĐ trong nội tại từng ngành kinh tế. Do đó, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam không thể hiện sự vượt trội so với các nước Đông Á và Đông Nam Á khác và vẫn thấp xa so với Trung Quốc trong cùng kỳ (4,7% so với 9,07%).
“Với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 4,7% giai đoạn 2011-2017, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau khi tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ, và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm”, ông Tuấn cho biết.
Dự hội nghị, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến NSLĐ của Việt Nam thấp và còn khoảng cách xa so với các nước trong khu vực ASEAN. 
Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ “mũi nhọn” như tài chính, tín dụng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp. 
Thứ hai, lao động trong khu vực nông nghiệp còn lớn, trong khi NSLĐ ngành nông nghiệp thấp.
Việt Nam có nguy cơ tụt lại do năng suất lao động thấp ảnh 1
 Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểu tại diễn đàn.
 Thứ ba, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu. Phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới; trong đó 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang. 
 Thứ tư, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp. 
Thứ năm, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế; còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính. 
Thứ sáu, khu vực doanh nghiệp (khu vực có vai trò rất quan trọng trong nâng cao NSLĐ của toàn nền kinh tế) chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. 
Ông Lâm cho biết, qua tính toán từ kết quả Điều tra doanh nghiệp cho thấy, NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2015 theo giá hiện hành đạt 254,6 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,2 lần NSLĐ của toàn nền kinh tế nhưng tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng NSLĐ chung: Bình quân giai đoạn 2011-2015, NSLĐ khu vực doanh nghiệp (theo giá hiện hành) tăng 5,1%/năm, trong khi năng suất lao động của toàn nền kinh tế tăng 9,5%/năm....
“Chính phủ cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Cử các đoàn sang học tập kinh nghiệm của Xin-ga-po và Hàn Quốc để áp dụng vào Việt Nam”, ông Lâm nêu một trong những giải pháp để tăng NSLĐ.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm 2024. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá vừa diễn ra, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện trong năm 2024 với lý do chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động khiến EVN ghi nhận lỗ khoảng 43.200 tỷ đồng trong 2022-2023.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Chat với BizLIVE