Việt Nam bất ngờ nhập siêu lớn nửa đầu tháng 5

Đảo chiều từ xuất siêu trong nửa cuối tháng 4, Việt Nam bất ngờ nhập siêu tới 2,7 tỷ USD nửa đầu tháng 5. Trong đó, nhóm hàng máy móc, linh kiện điện tử nhập khẩu đã tăng 30% trong giai đoạn từ 1/1 đến 15/5 so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập siêu tăng mạnh gắn với các mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước
Nhập siêu tăng mạnh gắn với các mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2022 (từ ngày 01/5 đến ngày 15/5/2022) đạt 28,34 tỷ USD, giảm 15,6% (tương ứng giảm 5,3 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2022.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 5/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/5/2022 đạt 270,56 tỷ USD, tăng 15,4%, tương ứng tăng 36,01 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 187,3 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng tới 23,44 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 83,26 tỷ USD, tăng 17,8% (tương ứng tăng 12,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2021-2022 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2021-2022 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong kỳ 1 tháng 5 năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,7 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 223 triệu USD.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 năm 2022 đạt 12,82 tỷ USD, giảm 28,6% (tương ứng giảm 5,13 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 4/2022.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 5/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 4/2022 ở một số nhóm hàng sau: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,2 tỷ USD, tương ứng giảm 39,3%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 863 triệu USD, tương ứng giảm 32,1%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 481 triệu USD, tương ứng giảm 24,4%.

Như vậy, tính đến hết 15/5/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 135,2 tỷ USD, tăng 15,5% tương ứng tăng 18,18 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: Điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 13,1%; Hàng dệt may tăng 2,32 tỷ USD, tương ứng tăng 21,4%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 1,76 tỷ USD, tương ứng tăng 13,2%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 1,78 tỷ USD, tương ứng tăng 10%;... so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá xuất khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất giai đoạn 01/01/2022 đến 15/5/2022 so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trị giá xuất khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất giai đoạn 01/01/2022 đến 15/5/2022 so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 5/2022 đạt 9,24 tỷ USD, giảm 30,1%, tương ứng giảm 3,97 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 4/2022. Tính đến hết ngày 15/5/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 98,8 tỷ USD, tăng 13,3%, tương ứng tăng 11,63 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,1% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2022 đạt 15,52 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6% (tương ứng giảm 96 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 5/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 4/2022 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 400 triệu USD, tương ứng giảm 10,8%; Dầu thô giảm 146 triệu USD, tương ứng giảm 40,7%...

Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng tăng như: xăng dầu các loại tăng 116 triệu USD, tương ứng tăng 31,7%; Thức ăn gia súc nguyên liệu tăng 114 triệu USD, tương ứng tăng 57,1%...

Như vậy, tính đến hết 15/5/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 135,39 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 17,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 7,5 tỷ USD, tương ứng tăng 30%; xăng dầu các loại tăng 2,14 tỷ USD, tương ứng tăng 129,7%; than các loại tăng 1,46 tỷ USD, tương ứng tăng 111,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất giai đoạn từ 01/01/2022 đến 15/5/2022 so với cùng kỳ năm 2021 ( Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trị giá nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất giai đoạn từ 01/01/2022 đến 15/5/2022 so với cùng kỳ năm 2021

(

Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,77 tỷ USD, giảm 3,3% (tương ứng giảm 331 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 4/2022.

Tính đến hết ngày 15/5/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 88,5 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 11,81 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 65,4% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE