VIB: Tăng trưởng bền vững dựa trên nền tảng số và bán lẻ

Các trụ cột kinh doanh gồm ngân hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, nguồn vốn và ngoại hối là nền tảng vững chắc để VIB thực thi chiến lược 10 năm chuyển đổi, trong đó bán lẻ đóng vai trò trọng tâm.
Đại diện VIB tham dự buổi gặp gỡ các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính
Đại diện VIB tham dự buổi gặp gỡ các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính

Chiều ngày 27/4, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã có buổi gặp gỡ với hơn 500 nhà đầu tư và chuyên gia tài chính trong và ngoài nước với chủ đề xoay quanh kết quả kinh doanh quý 1 cùng những định hướng chiến lược trung và dài hạn của Ngân hàng. Chương trình có sự tham dự của ông Hồ Văn Long – Phó tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính, bà Trần Thu Hương – Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ và ông Hà Hoàng Dũng - Giám đốc Khối Quản trị Rủi ro và tuân thủ.

Kết quả kinh doanh quý 1 tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho năm 2022

Mở đầu buổi trao đổi, ông Hồ Văn Long cập nhật kết quả kinh doanh quý 1 với lợi nhuận gần 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị thế top đầu ngành về hiệu quả hoạt động với ROE đạt 30%.

Kết quả này đến từ việc ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ với gần 90% danh mục là tín dụng bán lẻ và 95% có tài sản đảm bảo. Biên lãi ròng (NIM) được cải thiện ở mức 4,5%, nhờ số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ và các nguồn vốn huy động từ định chế quốc tế như IFC, ADB giúp VIB tiếp tục duy trì chi phí huy động ở mức thấp trong diễn biến lãi suất chung trên thị trường có dấu hiệu gia tăng nhẹ.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đạt 35% - mức thấp nhất từ trước đến nay, cho thấy hiệu suất đáng kể của việc quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả sinh lời, cũng như tối ưu hóa hoạt động. Bên cạnh đó, chi phí tín dụng (credit cost) được VIB kiểm soát ở mức 0,8% - thuộc nhóm thấp tốt nhất toàn ngành.

Trong năm 2022, VIB đang thu xếp một khoảng vay hợp vốn trên thị trường quốc tế với giá trị lớn và ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì hệ số NIM ở mức 4,4%- 4,5%. Với kết quả tích cực của quý 1, đại diện VIB chia sẻ Ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại đại hội đồng cổ đông vừa qua.

Giảm mạnh nợ tái cấu trúc, duy trì danh mục tín dụng chất lượng cao

Chia sẻ về nền tảng quản trị rủi ro vững chắc của VIB, ông Hà Hoàng Dũng cho biết, tại VIB, nợ tái cấu trúc tiếp tục giảm mạnh trong quý 1, còn 840 tỷ đồng, chiếm 0,39% danh mục tín dụng, bằng 1/3 so với giai đoạn giãn cách xã hội quý 3/2021. Các chỉ số về an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và thanh khoản đều được ngân hàng quản lý chặt chẽ, thuộc nhóm tốt nhất ngành.

Tại VIB, số dư trái phiếu doanh nghiệp tính đến hết quý 1 là 2.600 tỷ đồng – tương đương 1,2% danh mục tín dụng, đây là con số thấp trong ngành ngân hàng. Trái phiếu do VIB đầu tư tập trung vào doanh nghiệp sản xuất, có kết quả kinh doanh tốt, tài sản đảm bảo chất lượng, kiểm soát rủi ro chặt chẽ và có mục đích sử dụng vốn rõ ràng, an toàn, minh bạch. Hiện nay, VIB là một trong những nhà băng duy trì chỉ số tỷ lệ Tài sản rủi ro (RWA) trên tổng tài sản thuộc nhóm tốt nhất ngành.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số, tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng

Chia sẻ về chiến lược kinh doanh, bà Trần Thu Hương cho biết triển vọng của VIB trong thời gian tới dựa trên 3 yếu tố chủ đạo gồm: tăng trưởng năng động và bền vững ứng dụng sâu rộng số hóa vào tất cả các hoạt động kinh doanh; khẳng định vị thế thương hiệu với các khách hàng, đối tác trong nước và quốc tế.

Các trụ cột kinh doanh gồm ngân hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp và nguồn vốn và ngoại hối là nền tảng vững chắc để VIB thực thi chiến lược 10 năm chuyển đổi, trong đó bán lẻ đóng vai trò trọng tâm với danh mục chất lượng cao và sinh lời tốt. 87% tỷ trọng của các danh mục tín dụng của VIB thuộc về những sản phẩm cho vay bán lẻ cốt lõi mà VIB nhiều năm liền nắm giữ thị phần vượt trội như cho vay mua nhà với mục đích để ở, mua ô tô mới với mục đích tiêu dùng, cho vay kinh doanh…100% cho vay nhà và ô tô là các khoản vay có tài sản đảm bảo và chất lượng. 100% khoản vay ô tô trong quý 1/2022 là các khoản vay cho ô tô mới.

Qua đây, các nhà đầu tư có góc nhìn cận cảnh về quản trị rủi ro toàn diện, hiệu quả và bền vững của VIB trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh bảo hiểm và thẻ tín dụng đạt nhiều kết quả vượt trội so với ngành và tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường. CASA tại quý 1/2022 tăng trưởng ở mức cao nhất ngành, trên 40% YOY.

Mạng lưới khách hàng của VIB được mở rộng hơn 200% trong 5 năm qua và dự kiến tăng trưởng gấp 3 lần đến năm 2026. Khách hàng trẻ dự kiến chiếm 85% danh mục, do đó, VIB liên tục đẩy mạnh số hóa nhằm mang đến các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng tài chính thông minh, có chất lượng vượt trội, đón đầu và đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của người dùng.

Tại buổi trao đổi, các nhà đầu tư, các quỹ đặt nhiều câu hỏi về chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của VIB trong thời gian tới. Đại diện ngân hàng, bà Trần Thu Hương chia sẻ về quan điểm trong cạnh tranh, lợi thế cũng như những thách thức tiềm ẩn của VIB với vị trí dẫn đầu nhiều mảng bán lẻ trọng yếu tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Theo đó, VIB nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ dẫn đầu về quy mô và chất lượng tại Việt Nam. VIB đã và sẽ tiếp tục đưa ra nhiều tiêu chuẩn dẫn đầu và mang tính quốc tế hóa cao về sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cũng như quản trị rủi ro; số hóa toàn bộ quy trình trước và sau bán hàng, đồng thời mở rộng tập khách hàng thông qua các nền tảng số.

Tường thuật trực tiếp về buổi gặp gỡ giữa VIB và nhà đầu tư được đăng tải tại đây.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Chat với BizLIVE