Vì sao Tổng Liên đoàn lao động dừng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng COVID-19?

Đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa có thông tin chính thức về việc dừng thực hiện Quyết định 3749 về chi hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Công đoàn đã chi hơn 5.800 tỷ đồng chăm lo cho người lao động bị ảnh hưởng bới dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)
Công đoàn đã chi hơn 5.800 tỷ đồng chăm lo cho người lao động bị ảnh hưởng bới dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Ngày 01/3/2022, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 4292 liên quan đến chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn quyết định dừng thực hiện chi hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 theo Quyết định số 3749 kể từ ngày 01/3/2022.

Việc chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mắc COVID-19 (kể cả F0 tử vong) từ ngày 01/3/2022 trở đi được giao cho các cấp công đoàn thực hiện theo phân cấp. Tuy nhiên, việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chi hỗ trợ cho các đối tượng bị nhiễm COVID-19 trước ngày 01/3/2022 theo Quyết định số 3749 vẫn được thực hiện chậm nhất đến ngày 31/3/2022.

Phát ngôn chính thức về thông tin trên, theo bà Trần Thị Thanh Hà, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trong hai năm qua, các cấp công đoàn đã chi hơn 5.800 tỷ đồng chăm lo cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cùng với đó, Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ đã chuyển phương châm phòng chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát rủi ro, hạn chế phong tỏa diện rộng, giảm việc dừng việc, nghỉ việc, giảm thời gian cách ly y tế do COVID-19. Do đó việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động cũng cần phải thay đổi cho phù hợp.

Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 của nước ta đã đạt ở mức cao, điều này góp phần giảm ca bệnh triệu chứng nặng và số ca tử vong. Theo nhiều chuyên gia y tế, sau khi đã tiêm phủ vaccine diện rộng toàn dân thì nên coi COVID-19 là bệnh lý chuyên khoa, cần xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác.

Từ những lý do trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã quyết định dừng thực hiện Quyết định số 3749.

Từ thời điểm 01/3/2022, việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị nhiễm COVID-19 được giao cho các cấp công đoàn thực hiện cho phù hợp với các quy định của các cấp công đoàn về chi hỗ trợ các trường hợp đoàn viên, người lao động bị ốm đau, mắc bệnh nghề nghiệp, dịch bệnh, tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn…

Bà Hà cho biết, trước đó, chủ trương này cũng đã nhận được sự đồng thuận cao của các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Quyết định 3749/QĐ-TLĐ ngày 15/12/2021, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch sẽ được nhận hỗ trợ.

Cụ thể, người lao động sẽ nhận tối đa 3 triệu đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế.

Tối đa 1,5 triệu đồng/người nếu điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế.

Về nguyên tắc, mỗi trường hợp F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính. Về thủ tục để được nhận tiền hỗ trợ, sẽ theo Công đoàn từng địa phương hướng dẫn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Chat với BizLIVE