Vì sao thị trường TV đi xuống?

Nhiều giải thể thao lớn bị hoãn, kết hợp với tình trạng lạm phát tăng cao và hàng loạt bất ổn đang bóp nghẹt sức tiêu thụ của TV.
Nhiều người đưa TV vào danh sách cắt giảm ngân sách tiêu dùng
Nhiều người đưa TV vào danh sách cắt giảm ngân sách tiêu dùng

“Xung đột tại Ukraine khiến giá nguyên liệu thô như dầu mỏ và khí đốt tăng cao, trong khi sự bùng phát của biến thể Omicron của SARS-CoV-2 tại Trung Quốc gây gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng chi phí vận tải”, báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường TrendForce viết.

Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cao trên quy mô toàn cầu tác động tiêu cực tới tâm lý tiêu dùng. Trong các nỗ lực cắt giảm chi tiêu, TV thường là lựa chọn đầu tiên. Kết quả, tổng lượng TV được tiêu thụ trên toàn cầu trong quý đầu năm 2022 chỉ đạt 47,26 triệu chiếc, giảm 20% so với quý trước đó.

3 thị trường TV lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm tương tự là 20%. Tại Trung Quốc, do có nhiều thành phố bị phong tỏa, các nhà sản xuất TV nội địa vốn lâu nay dựa vào thế mạnh chi phí tấm màn hình nền và giá vận chuyển thấp giờ đây gặp khó trong việc tìm đầu ra. Các tên tuổi lớn nhất gồm LG và Samsung Electronics chịu ảnh hưởng mạnh về doanh số tại hai thị trường chính là Bắc Mỹ và châu Âu.

Samsung công bố bán ra khoảng 10,9 triệu TV trong quý đầu năm 2022, giảm 3,1% so với quý trước đó. Cùng thời gian này, LG bán được 6,53 triệu sản phẩm, giảm 11,8% so với quý trước đó và giảm tới 6,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Người dùng thờ ơ với sản phẩm TV trong điều kiện phải thắt chặt chi tiêu

Người dùng thờ ơ với sản phẩm TV trong điều kiện phải thắt chặt chi tiêu

Trước đó vào năm 2021, Samsung và LG giữ 2 vị trí đầu về thị phần nhờ doanh số bán TV cao cấp tăng mạnh. Trong năm 2021, thị phần kết hợp trên toàn cầu của 2 nhà sản xuất Hàn Quốc đạt tới 48%.

Công ty nghiên cứu thị trường Omdia cho biết, Samsung Electronics chiếm 29,5% về doanh thu và 19,8% về doanh số bán hàng vào năm 2021.

Samsung Electronics bán được 9,43 triệu TV QLED năm 2021, đạt doanh số bán hàng cộng dồn 26 triệu chiếc trong 5 năm. TV QLED của Samsung chiếm 44,5% tổng doanh thu trong phân khúc cao cấp (giá hơn 2.500 USD) trong năm 2021.

LG bán được 27,332 triệu TV, chiếm 18,5% về doanh thu và 12,8% về số lượng bán ra. Doanh số TV OLED của hãng lên tới hơn 4 triệu chiếc, chiếm 62% toàn bộ thị trường TV OLED. Năm 2021, đơn giá trung bình của TV LG OLED là 1.860 USD, gấp hơn 3 lần giá TV LCD trung bình là 507 USD.

2 hãng Hàn Quốc đang chiếm lĩnh thị phần ở phân khúc cao cấp. Nhờ đó, tỷ lệ doanh thu của Samsung Electronics và LG đều cao hơn tỷ lệ doanh số bán hàng.

Trong khi đó, doanh số bán TV toàn cầu giảm gần 2 triệu chiếc trong năm, xuống còn 213,54 triệu chiếc vào năm 2021, thấp nhất kể từ năm 2010.

Các chuyên gia nhận định thị trường TV chưa thể khởi sắc trong năm 2022. Việc nhiều giải thi đấu thể thao lớn, đặc biệt là World Cup và Asian Games bị trì hoãn, khiến nhu cầu mua sắm TV mới giảm mạnh. Vì thế, tổng số TV tiêu thụ trên toàn cầu trong năm 2022 được dự báo có thể chỉ đạt 212 triệu chiếc, gần như không tăng trưởng so với năm 2021.

Do khả năng tiêu thụ giảm, các nhà sản xuất được cho là sẽ sớm có các kế hoạch điều chỉnh nguồn mua linh kiện cũng như các kế hoạch gia công, lắp ráp. Nhiều công nghệ TV mới cũng sẽ bị trì hoãn trình làng. Samsung mới đây quyết định hoãn tung ra thế hệ TV sử dụng công nghệ tấm nền WOLED mới.

Về phía người dùng, nửa sau năm 2022 có thể là khoảng thời gian tốt để mua sắm, khi giá của các loại TV được dự báo giảm mạnh, đặc biệt là các mẫu có kích thước dưới 55 inch.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE