Vì sao lạm phát của Việt Nam vẫn tăng thấp?

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 9/2022 tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước.
Vì sao lạm phát của Việt Nam vẫn tăng thấp?

Sáng 29/9, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,55%; khu vực nông thôn tăng 0,23%).

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm giảm giá, trong đó nhóm giao thông giảm 2,23% do giá xăng liên tục giảm ở các kỳ điều chỉnh trong tháng và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

Trong 9 nhóm hàng tăng giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,18% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm, trong đó lương thực giảm nhẹ 0,08%, tác động giảm 0,003 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,16%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,32%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 9/2022 tăng 0,13% so với tháng trước do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống, thuốc lá tăng. Cụ thể, giá nước quả ép tăng 0,27%; nước uống tăng lực đóng chai tăng 0,16%; rượu bia tăng 0,16% và thuốc hút tăng 0,12%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng. Trong đó, giá vải tăng 0,18%; quần áo may sẵn tăng 0,16%; mũ nón tăng 0,17%; giày dép tăng 0,14%; dịch vụ may mặc tăng 0,15%; dịch vụ sửa chữa giày dép tăng 0,18%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,94% so với tháng trước do giá thuê nhà tăng 8,16% so với tháng trước; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,07%; giá dầu hỏa tăng 0,06% so với tháng trước do ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh giá.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% so với tháng trước. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9/2022 tăng 3,94%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,12%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 3 năm 2022 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 9/2022 tăng 0,47% so với tháng trước, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng, dầu.

"Là một thành công"

Tại họp báo, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê đánh giá, việc chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước là một thành công, đặc biệt là khi tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, nhất là tại khu vực châu Âu và Mỹ.

Bà Oanh cho biết, trong tháng 8/2022, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng lên mức cao kỷ lục 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 8/2022 của Mỹ tăng 8,3%, tuy thấp hơn mức tăng 8,5% của tháng trước nhưng cao hơn kỳ vọng làm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 vào ngày 21/9/2022 để thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2022 của Thái Lan tăng 7,9%; Hàn Quốc tăng 5,7%; Indonesia tăng 4,7%; Nhật Bản tăng 3%; Trung Quốc tăng 2,5%. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 9/2022 tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải về lý do lạm phát 9 tháng năm 2022 thấp, bà Oanh nêu ra một số lý do, trong đó quan trọng nhất là nhờ Chính phủ và các bộ ngành có nhiều chính sách kịp thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

"Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân", bà Oanh cho biết.

Dù mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên theo bà Oanh áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu.

Theo đó, diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga – Ukraine chưa chấm dứt. Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng.

"Kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện thận trọng, chủ động và linh hoạt để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022, đồng thời tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023", Vụ trưởng Vụ Thống kê giá nói.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE