Vì sao khách Campuchia đến Việt Nam đông?

Campuchia là một trong ba nước có khách đến Việt Nam đông nhất trong 8 tháng qua, sau Hàn Quốc và Mỹ.
Điểm đến TP. HCM được người nước ngoài tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Điểm đến TP. HCM được người nước ngoài tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Theo Tổng cục du lịch, chỉ trong tháng 8, khách Campuchia đến Việt Nam tăng tới 205% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).

Tính chung 8 tháng qua, trong các thị trường khách Đông Nam Á đến Việt Nam, Campuchia dẫn đầu với 82.000 lượt người, tiếp sau là Singapore (68.000), Thái Lan (61.000), Malaysia (52.000)...

Tuy nhiên, theo các công ty du lịch ở TP. HCM, hiện không có công ty nào làm tour đón khách Campuchia. "Khoảng 10 năm trước công ty chúng tôi có tour này vào mỗi cuối tuần nhưng sau đó không triển khai nữa, do giá tour quá thấp, không lời và lượng khách quá ít. Phải trên 15 khách mỗi tour chúng tôi mới làm được nhưng có hôm chỉ 10 người. Khách đi đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài, hành trình Nha Trang - Đà Lạt - TP. HCM 5 ngày 4 đêm", ông Trương Đức Hải, Giám đốc một công ty du lịch ở TP. HCM nói.

Ông cho biết thêm, khách Campuchia đến Việt Nam đông chủ yếu đi khám chữa bệnh ở TP.HCM, thăm thân và buôn bán qua biên giới. Số ít kết hợp du lịch tự túc , đến Vũng Tàu hoặc Đà Lạt.

Nhiều nước Đông Nam Á có mặt trong top 10 khách đến Việt Nam đông nhất kể từ khi Việt Nam mở cửa đón du khách hồi tháng 3 năm nay. Dẫn đầu là Hàn Quốc với 367.000 lượt, chiếm 26% trong tổng số 1,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam; theo sau là Mỹ với 140.000 lượt, chiếm gần 10%. Các vị trí tiếp theo gồm Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc , Úc, Thái Lan, Malaysia và Đài Loan.

10 nước có lượng khách đến Việt Nam đông nhất 8 tháng qua

10 nước có lượng khách đến Việt Nam đông nhất 8 tháng qua

Trong top 10 trên không có thị trường khách nào đến từ các quốc gia châu Âu, dù Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho nhiều nước trong khối EU.

Tốc độ hồi phục của thị trường khách này chậm, lượng khách đến Việt Nam yếu, chẳng hạn khách Đức trong tháng 8 đạt 11.000 lượt, giảm 34% so cùng kỳ 2019; khách Anh 13.000 lượt, giảm 57%; Pháp 11.000 lượt, giảm 60%...

Hồi phục yếu nhất là thị trường khách Đông Bắc Á do khu vực này vẫn áp dụng chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt. Ngoài ra, khách từ thị trường Nga giảm tới 93%, chỉ còn 2.700 lượt.

Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm thông tin khách sạn, resort ở Việt Nam tăng cao trong tháng qua khi tăng 7 lần so thời điểm tháng 3, còn tìm kiếm về hàng không quốc tế đến Việt Nam tăng 3 lần.

Các quốc gia tìm kiếm thông tin Việt Nam nhiều nhất là Mỹ, Singapore, Úc, Ấn Độ... và các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng , Phú Quốc, Hội An...

Theo Báo Thanh Niên

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE