Vì sao giá dầu tăng thấp bất ngờ trong mùa hè vừa qua?

Nguồn cung dầu của Nga ra thị trường cuối cùng không thấp như tính toán của nhiều chuyên gia trước đó. 
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Quan điểm cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ đẩy giá dầu tăng cao không phải hoàn toàn không có căn cứ. Giá dầu tăng vọt sau khi Mỹ và Canada cấm nhập khẩu do Nga leo thang căng thẳng với Ukraine. Còn những doanh nghiệp năng lượng phương Tây làm ăn tại Nga buộc phải xin lỗi vì giá dầu bán ra cao quá mức.

Thế nhưng dầu Nga luôn có đường đi riêng của nó, theo khẳng định mới đây trong bài báo của GridNews. Nhiều nước châu Á sẵn sàng mua dầu Nga với giá thấp hơn nhiều so với giá toàn cầu. Kết quả, giá dầu hiện còn xuống dưới mức trước khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu.

Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu thô ngọt nhẹ trên thị trường Mỹ giao dịch dưới 90USD/thùng, đến phiên ngày thứ Năm ở mức khoảng 91USD/thùng, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 100USD/thùng mà các ngân hàng Mỹ đã dự báo vào đầu năm nay. Morgan Stanley dự báo giá dầu Brent ở mức khoảng 130USD/thùng, loại dầu chuẩn đó giờ đang ở ngưỡng khoảng 97USD/thùng.

Trước đây, có quá nhiều lý do để tin rằng việc giá dầu suy giảm mạnh sẽ không xảy ra.

Bên ngoài nước Mỹ, nhiều nước chưa bao giờ chính thức áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại Nga, tuy nhiên vẫn có nhiều nỗi sợ rằng các biện pháp tự hạn chế sẽ khiến cho nguồn cung toàn cầu hao hụt đến hàng triệu thùng dầu/ngày.

Năm 2022 là năm kinh tế thế giới hồi phục từ đại dịch COVID-19, nhu cầu dầu trở lại ngưỡng của năm 2019. Tại Bắc Mỹ, suốt từ thập niên 1970 cho đến nay, không có khu vực khai thác dầu mới nào được xây dựng, năng lực sản xuất của nước Mỹ suy giảm bởi nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa trong năm 2020.

Tóm lại, ở thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2022, giá dầu tăng vọt trong thời gian ngắn hạn. Khả năng sản xuất dầu cung ứng ra thị trường vẫn ổn định, thị trường đồng thời phản ứng với giá dầu và khí đốt cực kỳ cao trong mùa xuân và đầu hè, kết quả, đà tăng rất mạnh của giá dầu không thể duy trì được.

Tính đến hết tháng 7/2022, Nga giữ vị thế là nước cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc đến tháng thứ 3 liên tiếp, theo số liệu mới công bố mới đây. Các doanh nghiệp lọc dầu độc lập của Trung Quốc đẩy mạnh việc mua dầu giá rẻ, cùng lúc đó, giảm nhập khẩu từ nhiều nhà cung cấp đối thủ như Angola hay Brazil.

Theo CNBC, nhập khẩu dầu Nga vào Trung Quốc, trong đó có bao gồm các nguồn cung thông qua tuyến đường ống khu vực biển Đông Siberia và qua các cảng biển của Nga hướng châu Âu và Viễn Đông, ước tính khoảng 7,15 triệu tấn và như vậy ghi nhận mức tăng khoảng 7,6% so với 1 năm trước, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn cung năng lượng của Nga trong tháng 7/2022 tương đương với 1,68 triệu thùng dầu/ngày, vẫn dưới mức kỷ lục 2 triệu thùng dầu/ngày. Trung Quốc hiện là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga.

So với tháng 6/2022 khi mức nhập khẩu dầu thấp nhất trong 3 năm, nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia vào Trung Quốc hồi phục trong tháng 7/2022 lên mức 6,56 triệu tấn tương đương 1,54 triệu thùng/ngày.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga ước tính 48,45 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn so với từ Saudi Arabia với 49,84 triệu tấn, thấp hơn 1% so với ngưỡng của cùng thời gian này năm trước.

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 7/2022 thấp hơn 9,5% so với mức cùng kỳ, khối lượng hàng ngày thấp nhất trong 4 năm, nhiều doanh nghiệp lọc dầu giảm hàng tồn kho còn nhu cầu nhiên liệu nội địa hồi phục chậm hơn so với kỳ vọng.

Việc Trung Quốc mua nhiều dầu từ Nga đã khiến cho lượng dầu mà Trung Quốc mua từ Angola và Brazil, giảm lần lượt 27% và 58%.

Cũng theo hải quan Trung Quốc, Trung Quốc không nhập khẩu dầu từ Venezuela hay Iran. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã ngừng mua từ cuối năm 2019 bởi ngại xâm phạm vào các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Nhập khẩu dầu từ Malaysia vào Trung Quốc, vốn được sử dụng như điểm trung chuyển trong 2 năm cho dầu từ Iran hay Venezuela, tăng 183% trong 1 năm qua lên 3,34 triệu tấn, và cao hơn đáng kể so với con số 2,65 triệu tấn của tháng 6/2022.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE