Vì sao gần đây chứng khoán Mỹ diễn biến trái ngược với khoảng thời gian trước?

Nỗi sợ của nhà đầu tư liên quan đến tốc độ nâng lãi suất mạnh tay của Fed giảm đi, ngoài ra, nhà đầu tư cũng tin rằng lạm phát đã lập đỉnh và sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới.
Vì sao gần đây chứng khoán Mỹ diễn biến trái ngược với khoảng thời gian trước?

Trong ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 3 khi mà nhà đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ lợi nhuận doanh nghiệp của doanh nghiệp công nghệ, đồng thời họ tạm gạt sang bên những lo lắng về lạm phát cao và môi trường kinh tế suy thoái.

Tất cả ba chỉ số tăng điểm trong tuần vừa qua và như vậy ghi nhận tháng tăng mạnh nhất trong năm 2022. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 315,50 điểm tương đương gần 1% lên 32.845,13 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 1,4% lên 4.130,29 điểm còn chỉ số Nasdaq tăng khoảng 1,9% và chốt phiên ở mức 12.390,69 điểm.

Tính cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng gần 3%; chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq tăng lần lượt 4,3% và 4,7%.

Tính trong tháng 7/2022, Dow Jones tăng được 6,7%; S&P 500 tăng 9,1% còn chỉ số Nasdaq tăng 12,4%. Dù tăng mạnh nhưng chỉ số Nasdaq vẫn đang trong trạng thái suy giảm. Như vậy cả ba chỉ số ghi nhận mức tăng tính theo tháng mạnh nhất tính từ năm 2020.

Việc thị trường tăng điểm mạnh trong tháng 7/2022 trái ngược hoàn toàn với khoảng thời gian 6 tháng trước đó khi thị trường liên tục rớt xuống những mốc suy giảm mới. Diễn biến của thị trường trái ngược khi mà nỗi sợ của nhà đầu tư liên quan đến tốc độ nâng lãi suất mạnh tay của Fed giảm đi, ngoài ra, nhà đầu tư cũng tin rằng lạm phát đã lập đỉnh và sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới.

“Tâm lý của nhà đầu tư trước đây là bi quan cực độ, tuy nhiên sau đó, lạm phát và cả kỳ vọng lạm phát thay đổi, kết quả, thị trường đỡ lo lắng hơn về khả năng Fed nâng lãi suất. Nói chung, lợi nhuận doanh nghiệp vững vàng chỉ khiến cho tâm lý trở nên lạc quan hơn và nhiều khả năng sẽ giúp tạo đà cho thị trường chứng khoán tăng điểm”, trưởng bộ phận phân tích đầu tư – ông Ross Mayfield chỉ ra.

Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về mức độ lạm phát khi mà căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn cũng như khả năng thị trường có thể giảm điểm trở lại. Ngày thứ Sáu, Cục Phân tích Kinh tế Quốc gia công bố rằng chỉ số chi tiêu người dân trong 12 tháng tăng 6,8%. Chỉ báo lạm phát vốn được Fed theo dõi chặt chẽ này lên cao nhất tính từ tháng 1/1982.

Vào ngày thứ Sáu, nhà đầu tư đón nhận thông tin về niềm tin người tiêu dùng Mỹ do đại học Michigan công bố. Chỉ số này ở mức 51,5 điểm trong tháng 7/2022, như vậy chỉ số ghi nhận mức cải thiện nhẹ so với lần công bố trước và tăng đáng kể so với mức thấp chưa từng có vào tháng 6/2022.

Việc các thị trường chứng khoán tăng điểm kéo cổ phiếu nhiều doanh nghiệp lên mạnh. Cổ phiếu Amazon tăng gần 10,4% sau khi hãng thương mại điện tử lớn công bố doanh thu quý gần nhất tăng cao vượt kỳ vọng; cổ phiếu Apple trong khi đó tăng 3,2% sau khi hãng công bố doanh thu từ bán iPhone tăng mạnh. Chevron và Exxon Mobile đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý gần nhất tốt vượt kỳ vọng, cổ phiếu tăng 8,9% và 4,6%.

Cổ phiếu Roky tăng khoảng 23,1% sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng, đồng thời cảnh báo về khả năng doanh thu quảng cáo chững lại. Cổ phiếu Intel mất 8,6% sau khi thông báo kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng của các chuyên gia.

Sau cuộc họp của Fed vào ngày thứ Tư, Fed công bố quyết định điều chỉnh lãi suất qua đêm ¾ điểm phần trăm, ông Powell nói rằng việc nâng lãi suất mạnh tay bất thường hoàn toàn có thể phù hợp trong cuộc họp vào tháng 9/2022, tuy nhiên quyết định này sẽ được quyết định bởi số liệu kinh tế từ nay cho đến lúc đó.

Kinh tế Mỹ suy giảm quý thứ 2 liên tiếp khi mà thị trường nhà đất đi xuống dưới áp lực từ lãi suất leo thang và lạm phát cao. Các yếu tố này gây tổn hại đến hoạt động doanh nghiệp và tiêu dùng người dân. Theo lý thuyết, việc kinh tế Mỹ suy giảm liên tiếp 2 quý chính thức đúng với định nghĩa suy thoái kinh tế theo quan điểm của nhiều chuyên gia.

Theo Wall Street Journal, GDP, chỉ báo tổng quan về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. GDP Mỹ như vậy đã ghi nhận sự sụt giảm 2 quý liên tiếp, Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày thứ Năm. Trước đó, trong 3 tháng đầu năm 2022, kinh tế Mỹ đã suy giảm 1,6%.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng kinh tế Mỹ đã diễn biến theo đúng định nghĩa về một đợt suy thoái kỹ thuật, đó là sản lượng kinh tế giảm 2 quý liên tiếp.

Cơ quan quyết định thông báo kinh tế Mỹ có suy thoái hay không là Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER), cơ quan này định nghĩa suy thoái kinh tế chính là sự suy giảm mạnh về hoạt động kinh tế, lan rộng khắp nền kinh tế trong vòng vài tháng. Cơ quan này tính đến nhiều yếu tố như việc làm, sản lượng và thu nhập các hộ gia đình, và thường không tuyên bố về suy thoái kinh tế cho đến khi nó thực sự đã xảy ra.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE