Vì sao Apple không lo ngại khủng hoảng thiếu chip toàn cầu?

“Táo khuyết” giữ sự chủ động trước tình trạng thiếu nguồn cung bán dẫn trên toàn thế giới.
Vì sao Apple không lo ngại khủng hoảng thiếu chip toàn cầu?
Các chuyên gia đánh giá Apple gần như không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip bởi lâu nay, công ty Mỹ tự thiết kế chip và thuê TSMC của Đài Loan sản xuất. Do đó, vi xử lý Apple A trên iPhone, iPad hay dòng M1 ở MacBook, Mac mini đều không quá phụ thuộc vào khủng hoảng thiếu đang xảy ra.
Trong khi đó, các hãng điện thoại Android đều đang cạnh tranh để giành chip từ một số nhà cung cấp như Qualcomm và Samsung. Thậm chí nhà máy sản xuất chip của Samsung tại Texas phải ngừng hoạt động kể từ sự cố mất điện toàn bang vào tháng trước, khiến nguồn cung điện thoại thông minh toàn cầu giảm 5%. 
Vì sao Apple không lo ngại khủng hoảng thiếu chip toàn cầu? ảnh 1
 Apple có vi xử lý riêng cho các sản phẩm chủ lực
Đây cũng là một trong các lý do giúp thế hệ iPhone 12 mới nhất của hãng thăng hoa trên thị trường smartphone thế giới. Theo báo cáo tài chính quý 1/2021 của Apple, sức hút của thế hệ iPhone 12 giúp hãng có quý đầu tiên ghi nhận doanh thu kỷ lục - 100 tỷ USD. Trả lời phỏng vấn Bloomberg, nhà phân tích MS Hwang của Samsung Securities cho biết nguồn cung chip bán dẫn bị thắt chặt đang ảnh hưởng đến tất cả các hãng, ngoại trừ Apple.
Thông qua nguồn tin từ chuỗi cũng ứng, chuyên gia phân tích Daniel Ives thuộc Wedbush cho biết sản lượng iPhone trong quý hiện tại vẫn ở mức cao, từ 56-62 triệu đơn vị. Ngay cả trong quý 2, Apple được dự báo vẫn duy trì sản lượng xuất xưởng iPhone khoảng 40 triệu máy.
Nhờ nhu cầu khách hàng tăng cao và ổn định, iPhone 12 có thể sẽ vượt qua kỷ lục của iPhone 6. Hai mẫu iPhone 6 và 6 Plus ra mắt năm 2014, từng giúp đưa doanh số iPhone đạt mức 231 triệu chiếc vào năm 2015 và là thế hệ iPhone thành công nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, lý do iPhone “lên đỉnh” đến từ chu kỳ nâng cấp của người dùng. Trong số 950 triệu iPhone đang hoạt động, có khoảng 350 triệu máy bước vào giai đoạn hết khấu hao sử dụng.
Doanh số của dòng iPhone 12 tăng mạnh cũng dự kiến đem về lợi nhuận tối ưu cho Apple bởi giá bán của thế hệ smartphone mới cao hơn iPhone 6 và 6 Plus 6 năm trước. iPhone 12 Pro và Pro Max có giá từ 999 USD và đều là các model bán chạy nhất của hãng.
Vì sao Apple không lo ngại khủng hoảng thiếu chip toàn cầu? ảnh 2
 TSMC có sức ảnh hưởng lớn nhất thị trường sản phẩm bán dẫn
Đối tác của Apple TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Trong ngành bán dẫn, TSMC là “trung tâm của vũ trụ”. Hiện tại, tình trạng thiếu chip toàn cầu đang khiến ngành sản xuất ô tô, điện thoại gặp khó khăn. Trong bối cảnh này, vị thế thống trị của công ty Đài Loan đang thu hút nhiều sự chú ý.
TSMC chuẩn bị khánh thành nhà máy sản xuất chip tiến trình 5nm ở Thiện Hoá, Đài Loan.  Với diện tích 160.000 m2 tương đương 22 sân bóng đá, nhà máy này thể hiện sức mạnh của TSMC giúp công ty tiếp tục duy trì vị thế ngôi sao trong ngành bán dẫn.
Theo thống kê, TSMC chiếm hơn một nửa thị trường sản xuất chip theo đơn đặt hàng trên thế giới. Công ty có ưu thế hơn với mọi tiến trình công nghệ (node) mới. Kích thước bóng bán dẫn trong node 3nm chỉ bằng 1/20.000 sợi tóc người. Dù chỉ chiếm đến 40-65% doanh thu trong phân khúc 28-65nm, các node của TSMC lại được sử dụng để sản xuất hầu hết chip ô tô, chiếm gần 90% thị trường và là node hiện đại nhất đang được sử dụng để sản xuất. Vị thế thống trị của TSMC thậm chí đang thu hút sự chú ý của giới chính trị. 

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE