VDSC: Chiến lược “ngược xu thế” và thận trọng với 1 nhóm cổ phiếu

VDSC cho rằng chọn lọc cổ phiếu trong giai đoạn này vẫn quan trọng hơn là dự báo xu thế thị trường.
Doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 1/2022
Doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 1/2022

Nhận định vừa được CTCK Rồng Việt (VDSC) đề cập trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 5.

Bức tranh kết quả kinh doanh quý 1

Thống kê gần 600 trên tổng số 771 doanh nghiệp niêm yết thuộc 2 sàn HNX và HOSE đã công bố KQKD quý 1/2022, tính tới ngày 4/5/2022, cho thấy mức tăng trưởng LNST khá tốt so với cùng kỳ là 33% YoY. Hơn 56% tổng số doanh nghiệp công bố kết quả có kết quả tăng trưởng dương so với cùng kỳ về LNST. Trong đó, doanh nghiệp có LNST âm chiếm khoảng 9% cải thiện nhẹ so với tỷ lệ 11% của cùng kỳ năm 2021 khi so sánh cùng mẫu dữ liệu doanh nghiệp. Ngoài ra, có khoảng 6% doanh nghiệp có lợi nhuận âm trong quý 1/2021 đã kinh doanh có lời trong cùng kỳ năm nay.

58 doanh nghiệp trong danh mục theo dõi của VDSC có ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng tổng LNST 30% so với cùng kỳ. Ngoại trừ nhóm BĐS ghi nhận LNST tăng trưởng -13% YoY do mùa thấp điểm bàn giao, các ngành còn lại tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số trong quý đầu năm theo đà phục hồi của nền kinh tế.

Trên thực tế, tăng trưởng GDP quý 1/2022 đạt mức 5,0% YoY, dẫn dắt bởi lĩnh vực sản xuất (+7,8%), Tài chính – Ngân hàng (+9,8%), Vận tải – Kho bãi (+7,1%). Những lĩnh vực này tiếp tục là trụ đỡ cho đà phục hồi của nền kinh tế khi chứng kiến mức tăng trưởng tốt hơn trong tháng 4. Chỉ số dự báo sớm về triển vọng của hoạt động sản xuất công nghiệp cũng cho thấy sự tích cực với PMI duy trì ở mức 51,7 điểm trong tháng 4/2022. Đáng chú ý, sản lượng đã hồi phục sau khi giảm trong tháng 3 và đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng dù tốc độ tăng đã chậm lại đáng kể, mức tăng thấp nhất trong vòng 7 tháng mở rộng liên tục. Ngoài ra, sự phục hồi của lĩnh vực tiêu dùng trong nền kinh tế dần trở nên rõ nét hơn khi doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 4/2022 ghi nhận tăng trưởng 12,1% YoY, trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng trưởng 12,4% YoY.

Chọn lọc cổ phiếu quan trọng hơn dự đoán thị trường

Những nguyên nhân cho sự sụp đổ của thị trường, theo quan sát của VDSC, tới từ những yếu tố nội tại (tâm lý đầu tư kém tích cực khi hàng loạt các vụ bắt giữ diễn ra khi Chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính) trong bối cảnh rủi ro vĩ mô từ bên ngoài đang ngày càng leo thang. Theo đó, áp lực lên lạm phát trên thế giới trong thời gian tới vẫn còn rất lớn gắn với tình trạng giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng trên toàn cầu do gián đoạn chuỗi cung ứng (do cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài và Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách “zero covid và giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại thành phố lớn Thượng Hải) trong khi cầu tiêu dùng đang có xu hướng hồi phục hậu giãn cách. Điều này đã dẫn tới kỳ vọng rằng các thị trường phát triển sẽ thực hiện động thái thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh hơn so với các dự báo trước đó (FED đã tăng lãi suất lên thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng Năm), làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực lên tâm lý đầu tư toàn cầu. Kết quả là, VN-Index đã sụt giảm 8,4% trong tháng Tư, mức định giá P/E xuống trượt thấp nhất kể từ tháng 9/2020 ở mức 15,1x trong khi định giá P/E 2022 hiện tại chỉ là 13x.

Trong khi thị trường sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực từ những rủi ro vĩ mô từ bên ngoài nói trên trong ngắn hạn, VDSC cho rằng những yếu tố này sẽ không ảnh hưởng đáng kể tới triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay khi các số liệu vĩ mô vững chắc vẫn đang củng cố cho quá trình phục hồi của nền kinh tế và nhiều khả năng lạm phát cả năm vẫn trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, việc Trung Quốc đang có những động thái nới lỏng giãn cách tại Thượng Hải, và quyết định tăng lãi suất của FED có thể giúp giải tỏa phần nào áp lực lên tâm lý đầu tư. Việc theo dõi các yếu tố này cùng với những tác động của chúng lên chuỗi cung ứng toàn cầu và khả năng kiềm chế lạm phát trên thế giới là khá quan trọng trong thời gian sắp tới, khi nó giúp chúng ta có các đánh giá rõ ràng hơn về những triển vọng của những rủi ro mang tính hệ thống này.

Nếu như giai đoạn 2020-2021 thị trường tăng trên diện rộng nhờ dòng tiền “dễ dãi”, thì VDSC cho rằng trong giai đoạn sắp tới dòng tiền sẽ sự phân hóa rất mạnh giữa các nhóm ngành và cổ phiếu trong bối cảnh tâm lý ngại rủi ro nói chung của thị trường. VDSC kỳ vọng rằng đà tăng giá chỉ thực sự bền vững ở những cổ phiếu câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng tích cực, hoặc phát hành tăng vốn,… trong những quý tới. Mặt khác, các thống kê về KQKD quý 1/2022 ở trên cũng cho thấy những cổ phiếu có diễn biến giá mạnh hơn trong khi thị trường chung sụt giảm mạnh trong tháng Tư đều được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tích cực về doanh thu và lợi nhuận, trong đó, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản, kho vận, công nghệ, bán lẻ là một số điển hình. VDSC tin rằng những xu hướng trên đây sẽ tiếp tục chi phối sự vận động của TTCK trong năm 2022.

Do vậy, VDSC cho rằng chọn lọc cổ phiếu trong giai đoạn này vẫn quan trọng hơn là dự báo xu thế thị trường. Thời điểm này nhà đầu tư nên tập trung vào những nhóm ngành có KQKD quý 2 kỳ vọng tích cực như thủy sản (VHC, ANV), nhiệt điện khí (NT2), công nghệ (FPT), và ngân hàng (TCB, MBB, ACB, VCB, CTG).

Song song với đó, chiến lược đầu tư “ngược xu thế” dành cho những nhà đầu tư giá trị với khả năng chịu đựng rủi ro cao và khung thời gian đầu tư dài vẫn có thể áp dụng được đối với những cổ phiếu thuộc nhóm ngành BĐS khi mặt bằng định giá của nhóm này hiện tại đã được chiết khấu khá nhiều. Các doanh nghiệp BĐS có nhiều dự án sẵn sàng để mở bán (NLG, KDH, HDG) có thể là những sựa lựa chọn đầu tư không tồi trong giai đoạn hiện tại. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc thận trọng hơn với các cổ phiếu có liên quan tới nhóm nguyên vật liệu cơ bản đã tăng mạnh trong thời gian gần đây là điều cần thiết.

Hiện tại, VDSC cho rằng VN-Index có mức định giá hấp dẫn do VN-Index đang giao dịch ở mức PE 2022F là 12,4 lần (theo Bloomberg), thấp hơn mức trung bình 10 năm là 14,9 lần (tăng trưởng EPS 2022F là 21%). Với mức giảm mạnh nhất của VN-Index từ đại dịch COVID-19, PE là 10,4 lần tính đến ngày 30/3/2020). Đối với VN30, chỉ số này cũng hấp dẫn với PE là 12,3 lần (tính đến ngày 29/8/2022) và PE dự phóng 2022 là 11,1 lần.

Về dòng tiền, VDSC thận trọng với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là động lực chính thúc đẩy thị trường trong xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 - 2021. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân đã bị hoảng loạn trong đợt điều chỉnh mạnh gần đây nhất của thị trường, thể hiện qua việc bán ròng 4.683 tỷ đồng trong tháng 4 . Do đó, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư cá nhân sẽ khó có thể quay trở lại thị trường với việc mua vào mạnh mẽ khi mùa kết quả kinh doanh dần kết thúc và ít tin tức hỗ trợ hơn trong tháng 5. Từ đó, dòng tiền thông minh từ các nhà đầu tư dài hạn có thể là yếu tố hỗ trợ thị trường.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối kể từ ngày 8/3

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối kể từ ngày 8/3

Từ ngày 8/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

1 ngày ra 15 "án phạt" - số tiền gần 7 tỷ đồng

1 ngày ra 15 "án phạt" - số tiền gần 7 tỷ đồng

Chỉ trong ngày 7/2/2024, ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo phạt đến 15 tổ chức, cá nhân vi phạm trên thị trường chứng khoán với tổng số tiền gần 7 tỷ đồng.

Chat với BizLIVE