Vấp nhiều ý kiến trái chiều, Bộ Xây dựng vẫn giữ đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn

Tại dự thảo lần 2 này, đề cập đến vấn đề sở hữu chung cư, dự thảo bổ sung mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư; xử lý nhà chung cư khi hết thời hạn sở hữu....
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) từ ngày 6/9-6/11/2022. Tại dự thảo lần 2 này, đề cập đến vấn đề sở hữu chung cư, dự thảo bổ sung mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà chung cư; xử lý khi nhà chung cư còn thời hạn sở hữu; xử lý nhà chung cư khi hết thời hạn sở hữu.

Cụ thể, đối với quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án. Phương án 1, bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng (sở hữu có thời hạn).

Phương án 2, thời hạn sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật đất đai (sở hữu lâu dài).

Như vậy, ở bản dự thảo lần hai này, điểm mới chính là việc bổ sung điều khoản "Thời hạn sở hữu nhà chung cư" cho phương án 1. Tại mục này, cơ quan soạn thảo nêu rõ, thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ được áp dụng đối với chung cư thương mại, nhà ở xã hội, tái định cư, chung cư công vụ.

Thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế công trình và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng.

"Khi thẩm định hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải ghi rõ thời hạn sử dụng nhà chung cư trong hồ sơ thiết kế", Bộ Xây dựng bổ sung tại dự thảo.

Thời hạn sở hữu nhà chung cư cũng phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư.

Riêng đối với các nhà chung cư được cấp giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn Giấy phép xây dựng) trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sở hữu không có thời hạn theo quy định trước đó.

Nhà chung cư hết thời hạn sở hữu xử lý ra sao?

Tại dự thảo, Bộ Xây dựng cũng nêu chi tiết 2 phương án đối với nhà chung cư chưa hết thời hạn sở hữu và hết thời hạn sở hữu.

Thứ nhất, nếu nhà chung cư còn thời hạn sở hữu nhưng bị hư hỏng do sự cố, thiên tai, địch họa, cháy nổ... không đảm bảo an toàn sẽ phải phá dỡ khẩn cấp, UBND tỉnh sẽ thông báo, di dời người dân để phá dỡ, xây dựng lại cũng như bố trí tái định cư.

Thứ hai, nếu chung cư hết hạn sở hữu nhưng vẫn còn đủ điều kiện sử dụng, chủ sở hữu sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia hạn thời hạn sở hữu. Nếu kết quả kiểm định cho thấy nhà phải phá dỡ, quyền sở hữu của chủ căn hộ sẽ chấm dứt.

Trong trường hợp tại địa điểm cũ, Nhà nước vẫn duyệt quy hoạch xây dựng lại nhà chung cư, thì chung cư sẽ được phá đi xây lại. Còn nếu quy hoạch mới không tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư, chủ sở hữu được bồi thường về đất và bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trước đó, đề xuất áp niên hạn sử dụng chung cư 50-70 năm của Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến tại dự thảo lần 1 đã nhận được ý kiến trái chiều.

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Bộ phận Đầu tư của Savills Việt Nam cho rằng, đề xuất của Bộ Xây dựng, có 2 vấn đề quan trọng cần cân nhắc.

Thứ nhất, việc cấp sổ hồng đồng nghĩa với việc xác nhận quyền sử dụng và sở hữu tài sản trên đất có thời hạn. Như vậy, theo đề xuất, người dân có quyền định đoạt và sử dụng trong thời gian 50-70 năm cho đến khi công trình xuống cấp.

Thứ hai, chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư dự án lại là sở hữu lâu dài.

“Đề xuất này cho thấy sau 50-70 năm này thì quyền định đoạt, sở hữu, sử dụng tài sản trên đất sẽ được kết thúc theo niên hạn công trình. Tuy nhiên, quyền lợi gắn liền với đất sở hữu lâu dài của chủ đầu tư sẽ được xử lý như thế nào vẫn chưa được xác định rõ. Đây là điểm cần phải quy định rõ ràng trong dự thảo luật bởi khi mua sản phẩm căn hộ, người dân luôn hiểu rằng tài sản của mình có giá trị sở hữu và sử dụng lâu dài” ông Sử Ngọc Khương nhấn mạnh.

Theo ông Khương, trong trường hợp hết hạn sử dụng 50-70 năm, nếu công trình bị tháo dỡ thì tại thời điểm đó, việc định giá đất sẽ được thực hiện và tính toán chia lại như thế nào để trả lại cho người dân cũng chưa được quy định.

Nếu sau 50-70 năm, người dân không biết sẽ được tái định cư tại chỗ hay tái định cư chỗ khác hoặc không biết giá trị tài sản của mình còn lại là bao nhiêu sẽ là một vấn đề lớn đối với người dân.

Bên cạnh đó, việc thanh lý tài sản và bán đấu giá để chia lại cho những người có căn hộ tại dự án đó đến nay cần có lời giải rõ ràng hơn để nhà đầu tư mới có thể vào và mua lại khu đất và xây dựng trên đất.

Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, thời điểm hiện nay chưa nên quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn (50 năm, 70 năm) để phù hợp tâm tư, nguyện vọng của người dân muốn được sở hữu căn hộ nhà chung cư đi đôi với quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài, là tài sản có giá trị cao để lại cho con cháu, để không gây biến động trên thị trường bất động sản và trong xã hội.

"Việc xử lý nhà chung cư hết “tuổi thọ”, hết thời hạn sử dụng, nguy hiểm cho người sử dụng thì trước hết hãy nỗ lực thực hiện theo cơ chế chính sách quy định tại Nghị định 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có tính khả thi cao, khắc phục tư tưởng chưa làm đã ngại khó, ngại vất vả", ông Châu nhấn mạnh.

Đọc tiếp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Nhu cầu thuê nhà ở cao cấp tiếp đà tăng

Nhu cầu thuê nhà ở cao cấp tiếp đà tăng

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố, giá thuê nhà ở cao cấp trên toàn cầu đã tăng trung bình 5,1% trong năm 2023 do hạn chế về nguồn cung nhưng nhu cầu lưu trú lại phục hồi đáng kể.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE