Vận tải container toàn cầu được dự báo sớm phục hồi mạnh

Cho đến hiện tại, số lượng các tàu container chờ đợi bên ngoài các cảng của Trung Quốc như Thượng Hải đang ngày một nhiều hơn, nhiều tàu thậm chí còn không dám vào cảng Thượng Hải.
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Ngành vận tải container sẽ có thể hồi phục mạnh từ cuối tháng 4/2022 khi mà tình hình đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc đỡ căng thẳng, theo nhận định của nhà sáng lập công ty Mandarin Shipping – ông Tim Huxley khi trả lời phỏng vấn CNBC.

Thượng Hải đã bị phong tỏa từ cuối tháng trước bởi số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao. Thành phố Thượng Hải, nơi tập trung cảng container đông đúc nhất thế giới gần đây đã đương đầu với tình trạng chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy.

Từ cuối tháng 2/2022, Trung Quốc đã phải đương đầu với tình trạng số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao trong đợt bùng dịch mạnh mẽ nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào đầu năm 2020. Trung Quốc đã áp dụng những quy định kiểm soát chặt chẽ với các tài xế xe tải vào Thượng Hải, thành phố lớn nhất và chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng dịch mới đây.

Cũng theo ông Huxley, Thượng Hải có chuỗi cung ứng gần như quá tải và mô hình vận chuyển hàng hóa vận hành theo hình thức tức thời. Kết quả, các nhà máy nhanh chóng bị đóng cửa khi mà có những vấn đề liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng, đây cũng chính là nguyên nhân của những yếu tố căng thẳng.

Cho đến hiện tại, số lượng các tàu container chờ đợi bên ngoài các cảng của Trung Quốc như Thượng Hải đang ngày một nhiều hơn, ông Huxley khẳng định nhiều tàu thậm chí còn không dám vào cảng Thượng Hải.

Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã ám ảnh kinh tế toàn cầu kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19 bởi tình trạng phong tỏa kéo dài, thay đổi về hành vi người tiêu dùng và gần đây là căng thẳng Nga – Ukraine cũng như nhiều yếu tố khác nữa.

Sẽ mất thời gian để mọi thứ có thể trở lại bình thường, tuy nhiên ông Huxley nói rằng sẽ có thẻ tin tưởng vào khả năng Trung Quốc sẽ nhanh chóng phục hồi từ thời kỳ phong tỏa đại dịch COVID-19.

“Kết quả, chúng ta có sự phục hồi đáng kể về tỷ lệ vận chuyển hàng hóa bằng containẻ và nhu cầu vận chuyển bằng containẻ lớn nhất trong lịch sử”, ông nói thêm.

“Lần này, chúng ta không biết rõ ràng, thế nhưng chắc chắn rằng sẽ có nhu cầu chờ đợi rất lớn, cả khi mà các nhà máy trở lại hoạt động. Nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tăng cao”, ông Huxley nhận định.

GDP Trung Quốc quý 1/2022 tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, đợt bùng dịch COVID-19 tồi tệ nhất của Trung Quốc đe dọa sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế.

Cơ quan Thống kê Trung Quốc (NBS) mới đây đã công bố số liệu kinh tế từ tháng 1 đến hết tháng 3/2022, các chuyên gia đã dự báo về con số tăng trưởng 4,3%.

Tính theo quý, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 1,3% bởi Trung Quốc đương đầu với nhiều yếu tố bất ổn liên quan đến chiến tranh Ukraine, thị trường bất động sản suy giảm và đợt bùng dịch COVID-19 tồi tệ nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu hơn 2 năm trước đây. Việc chính phủ Trung Quốc áp dụng nhiều các biện pháp phong tỏa trên diện rộng đã khiến cho tăng trưởng kinh tế suy giảm.

Chính quyền nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, từ Thiên Tân cho đến Cát Lâm hay Thâm Quyến ở phía Nam đã bị phong tỏa tạm thời trong quý gần nhất, làm phát triển công nghiệp và tiêu dùng người dân đi xuống.

Chính quyền thành phố Thượng Hải, thành phố lớn nhất và là “trái tim” kinh tế của Trung Quốc, đã bị phong tỏa kể từ cuối tháng trước. Phần lớn trong tổng số 25 triệu người dân Thượng Hải đã bị yêu cầu phải ở nhà, trong khi đó nhiều nhà máy phải đóng cửa, hoạt động sản xuất bị ngưng trệ.

Trong tháng 4/2022, Phòng Thương mại Châu Âu (EC) là cộng đồng kinh doanh nước ngoài mới nhất thể hiện quan điểm lo lắng về việc chi phí kinh tế từ chính sách kiềm chế đại dịch COVID-19 của Bắc Kinh đang tăng cao. EC cảnh báo các biện pháp cứng rắn này đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời hối thúc giới chức địa phương Trung Quốc điều chỉnh lại chiến lược.

Các chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng nhiều hơn vào các biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ trong năm nay khi mà chính phủ đang cố gắng bình ổn nền kinh tế thứ 2 trên thế giới. Trong tháng này, Trung Quốc công bố rằng sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng phải nắm giữ, đây là động thái nới lỏng đầu tiên trong năm nay trong nỗ lực để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE