Tỷ phú Jack Ma bất ngờ xuất hiện tại châu Âu

Tính từ khi ông Jack Ma biến mất khỏi công chúng vào tháng 10/2020, nhiều tin đồn về ông liên tục xuất hiện.

Tỷ phú Jack Ma trong một sự kiện vào tháng 10/2020 - Ảnh: GettyImages
Tỷ phú Jack Ma trong một sự kiện vào tháng 10/2020 - Ảnh: GettyImages
Cổ phiếu tập đoàn Alibaba tăng khoảng 9% trong phiên sáng ngày thứ Tư sau khi những thông tin từ giới truyền thông cho hay tỷ phú Jack Ma đã đến châu Âu và tập đoàn mới công bố sản phẩm chip mới. 
Cổ phiếu này để mất một phần thành quả tăng giá trong phiên chiều và ở lúc chốt phiên chỉ còn tăng 7%.
Báo East Week tại Hồng Kông đưa tin rằng tỷ phú Jack Ma đã đến châu Âu trong cuối tuần qua cùng một số người bạn tỷ phú của ông và các đối tác kinh doanh nhằm tham dự một sự kiện đua thuyền. 
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba trong khi đó công bố thông tin cho thấy ông Jack Ma đến Tây Ban Nha để nghiên cứu về công nghệ nông nghiệp có liên quan đến các vấn đề môi trường.
Tính từ khi ông Jack Ma biến mất khỏi công chúng vào tháng 10/2020, nhiều tin đồn về ông liên tục xuất hiện. Người ta bắt đầu không còn nhìn thấy ông lộ diện trước đám đông sau một bài phát biểu có nội dung chỉ trích các nhà quản lý Trung Quốc.
Đợt IPO của tập đoàn tài chính Ant sau đó đã bị hủy bỏ. Từ đó đến nay, ngành công nghệ của Trung Quốc đã chịu quá nhiều chỉ trích từ cơ quan quản lý.
Giá trị thị trường của các công ty công nghệ Trung Quốc đã sụt giảm hàng chục tỷ USD trong năm nay. Tính từ đầu năm, riêng cổ phiếu của Alibaba đã giảm đến 23%.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, việc tỷ phú Jack Ma không còn biến mất sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 10% giá cổ phiếu của tập đoàn Alibaba bởi việc thiếu vắng ông luôn là một trong những yếu tố mà nhà đầu tư lo lắng”, quản lý tài sản tại quỹ GFM Asset Management – ông Tariq Dennison chia sẻ.
Vào tháng 1/2021 khi mà ông Ma xuất hiện lần đầu tiên tính từ bài phát biểu tệ hại vào tháng 10 năm ngoái, cổ phiếu của Alibaba cũng tăng vọt ngay trong ngày.
Trong tuần này, tập đoàn Alibaba đã công bố một số thông tin liên quan đến hoạt động điện toán đám mây. Vào ngày thứ Ba, công ty công bố sản phẩm chip mới được thiết kế cho máy chủ trong nỗ lực tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong lĩnh vực điện toán đám mây.
Điện toán đám mây được coi như phần quan trọng trong chiến lược phát triển tương lai của Alibaba. Hiện tại mảng này đang chiếm khoảng 8% doanh thu của công ty.
Đại gia thương mại điện tử này vào ngày thứ Tư công bố dự kiến sẽ mở trung tâm dữ liệu mới tại Hàn Quốc và Thái Lan từ năm sau nhằm tăng cường mở rộng hoạt động của mảng tại nước ngoài.
Cho đến hiện tại, chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ nới bớt kiểm soát với ngành công nghệ. Bắc Kinh cần tăng cường nỗ lực kiểm soát sự mở rộng của các công ty công nghệ bởi sự phát triển của các nền tảng Internet dẫn đến mô hình “kẻ thắng giành tất cả”, theo đó, bất bình đẳng gia tăng và tăng trưởng kinh tế chững lại, theo chuyên gia tư vấn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) chia sẻ với Bloomberg.
Thành viên ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Cai Fang, nói với báo chí trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Cuộc cách mạng công nghệ với nhiều đặc điểm nổi bật của việc tăng lợi nhuận tối đa cuối cùng sẽ tạo ra xu thế hướng đến sự độc quyền”.
Tuyên bố của ông Cai có thể coi như chỉ báo mới nhất cho thấy các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh muốn tiếp tục chiến dịch kiềm chế sự bành trường của các doanh nghiệp công nghệ lớn như Alibaba, Tencent. Động thái của các nhà quản lý nước này đã tạo ra nhiều phen chấn động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và thế giới năm nay.
Chuyên gia kinh tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Cai Fang, cho rằng các biện pháp quản lý chống độc quyền sẽ giúp làm tăng năng suất lao động và hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng dài hạn của kinh tế Trung Quốc.
Giờ đây, Trung Quốc đã đạt vị thế nước thu nhập trung bình, tăng trưởng trong tương lai sẽ cần phải đến từ tăng năng suất lao động hơn là tăng đầu tư, theo ông Cai cho biết. Như vậy, điều này cần đến việc chính phủ cần phải tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và ngăn độc quyền chứ không chỉ phụ thuộc vào thị trường như hiện tại.
“Cơ chế thị trường là mẹ và là nền móng cho sự độc quyền. Các yếu tố cơ bản của thị trường thường cố gắng làm giảm đi sự tồn tại và gây tổn hại đến độc quyền. Chính phủ cần phải giảm thiểu những trở ngại đối với cạnh tranh từ các tiến bộc ông nghệ và sự mở rộng của doanh nghiệp”, ông Cai khẳng định.
Ông Cai nói rằng rủi ro các công ty công nghệ độc quyền rất cao bởi họ bởi họ thường có quy mô lớn và và có nhiều rào cản gia nhập trên thị trường này bởi họ nắm quyền kiểm soát dữ liệu.
Ông Cai nói nhiều đến sự tái phân phối, chủ đề đã được quan tâm nhiều sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi về sự thịnh vượng chung. Ông kêu gọi xây dựng hệ thống an sinh xã hội đảm bảo rằng sinh kế của con người không chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc việc làm và thu nhập, đồng thời đảm bảo chia sẻ bình đẳng dịch vụ giữa các khu vực. Đồng thời, các thành phố lớn nên đi đầu trong việc cải thiện dịch vụ công.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE