"Tự tin khẳng định thị trường chứng khoán đang ở vùng hấp dẫn"

Từ góc độ định giá, chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất rẻ so với khu vực.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhận định về thị trường chứng khoán được bà Nguyễn Hoài Thu, Thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu – Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital chia sẻ tại buổi họp báo Hội nghị Nhà đầu tư 2022 sáng nay 6/10 tại TP.HCM.

Về triển vọng thị trường chứng khoán, bà Thu đánh giá trong dài hạn là rất tích cực vì nền kinh tế Việt Nam đang ở chu kỳ tăng trưởng nhanh so với các nước cận biên, mới nổi. VinaCapital dự báo trong dài hạn kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6-7%, dựa trên nền tảng dân số lớn 100 triệu dân, có mức độ phụ thuộc thấp. Hiện tại thu hút được nhiều FDI, kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Bà Thu nhấn mạnh yếu tố ổn định hơn hẳn, vượt bậc so với kinh tế khu vực. Nhiều nước trong ASEAN bị phá giá đồng tiền lớn, Việt Nam vẫn giữ được ổn định VND, lãi suất tương đối thấp.

Với kinh tế phát triển tích cực, triển vọng thị trường chứng khoán tốt. Khi kinh tế tốt, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp Việt Nam cao trong khu vực.

Tuy nhiên, bà Thu cũng nhắc những rào cản hiện tại. Một, những căng thẳng địa chính trị ở châu Âu, Mỹ với Trung Quốc tạo đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả tăng gây lạm phát nhiều nơi. Ngoài ra, tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Lạm phát tăng thúc đẩy các NHTW đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt, không có lợi cho thị trường chứng khoán, do làm tăng mức chiết khấu khi nhà đầu tư nghĩ tới định giá doanh nghiệp. Ngoài ra, tăng chi phí vốn doanh nghiệp đi vay, bóp lợi nhuận doanh nghiệp lại, làm cho mức định giá điều chỉnh tương ứng. VincaCapital đã đưa ra kịch bản thế giới tăng trưởng chậm lại, mấp mé bờ vực suy thoái. Chúng ta cũng ảnh hưởng khi giao thương chiếm xấp xỉ 200% GDP.

Yếu tố nữa là việc siết chặt quản lý trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, làm chậm lại tổ chức phát hành, doanh nghiệp mở rộng sản xuất cũng gặp khó nhất là doanh nghiệp bất động sản. Việc thanh lọc những công ty, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ở góc độ nhà đầu tư chuyên nghiệp và dài hạn là tích cực, mang lại môi trường đầu tư lành mạnh, tăng tính hấp dẫn cho thị trường. Nhưng với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ họ hoang mang, thể hiện thanh khoản giảm mạnh.

Đáng chú ý, chỉ số VN-Index dường như bám sát sự sụt giảm của thanh khoản. Tuy nhiên, dù giảm một nửa thì thanh khoản hiện vẫn cao gấp 3 lần trước COVID.

Về khối ngoại, NĐTNN rút ròng từ 2021. Từ 2022, trong khi các nước láng giềng hút khối ngoại trở lại thì Việt Nam vẫn tiếp tục bị rút ròng, khoảng 57 triệu USD.

Bà Thu đánh giá, năm 2021 thị trường Việt Nam tăng tốt nhưng họ vẫn rút tiền. Bởi xu hướng USD mạnh lên thì khối này rút tiền về chính quốc. Ngoài ra sự căng thẳng địa chính trị cũng khiến họ quyết định giảm thiểu rủi ro bằng việc rút tiền khỏi những thị trường cận biên, mới nổi.

Thị trường có điểm sáng gì? Từ góc độ định giá, thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất rẻ so với khu vực. Định giá rẻ trong khi tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp hấp dẫn hơn nhiều. Nhìn sang 2023, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp được dự báo ở mức 19%, cao hơn hẳn các nước trong khu vực. Đây là điểm đáng lưu ý.

Đề cập cụ thể, bà Thu cho biết một số ngành tăng trưởng vượt trội, như công nghệ trong đó tiêu biểu là FPT dự kiến mức tăng 26%, luôn nằm trong top nắm giữ của các quỹ của VinaCapital. Ngoài ra, là bất động sản khu công nghiệp, cảng biển.

Với ngành ngân hàng, hiện ngành này chưa chiếm nhiều tỷ trọng trong danh mục của các quỹ do việc siết chặt tín dụng. Cổ phiếu trong ngành này lọt vào danh mục có MBB, với tăng trưởng dự phóng là 37% trong 2023.

Với bất động sản, bà Thu đánh giá sẽ ghi nhận lợi nhuận tốt nhưng vẫn còn nhiều rủi ro. Chuyên gia khuyến nghị, không chỉ với ngân hàng, bất động sản, các nhà đầu tư cần chọn lọc cổ phiếu - một trong 3 bước khi đầu tư (chọn lọc cổ phiếu, xây dựng danh mục và quản trị rủi ro).

So sánh trong 10 năm, giữa lợi tức từ nắm giữ cổ phiếu với lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng của VCB có mức chênh lệch ở mức cao, cho thấy mức độ gấp dẫn của nắm giữ cổ phiếu so với gửi tiết kiệm. Có thể trước mắt có một số bất định, nhưng nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn 5-10 năm đây là thời điểm hấp dẫn để nắm giữ cổ phiếu.

“Về định giá, có thể tự tin khẳng định thị trường đang ở vùng hấp dẫn, so với quá khứ cũng như so với khu vực”, bà Thu cho biết.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE