TS. Trương Văn Phước: Việt Nam tăng lãi suất điều hành thời điểm này là phù hợp

Theo TS. Trương Văn Phước, đây là biện pháp phòng thủ từ xa cần thiết của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn về địa chính trị, kinh tế và cả dịch bệnh.
TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Cuối giờ chiều 22/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành với mức tăng lên tới 1 điểm % so với trước đó.

Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 4% lên 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu lên 3,5%/năm, từ mức 2,5% trước đó. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng tăng từ 5%/năm lên 6%/năm.

Cùng ngày, NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 1607 /QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.

Theo đó, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 4%/năm lên 5%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.

Trước đó vào năm 2020, trong bối cảnh lãi suất huy động trên thị trường của các ngân hàng giảm mạnh và dịch COVID-19 bùng phát, Nhà điều hành đã có tới ba lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Động thái nâng lãi suất điều hành của NHNN diễn ra thời điểm này có phù hợp? Mức tăng thêm 1 điểm % có hợp lý? Chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Việt Nam có khác biệt...

Sau tròn hai năm kể từ đợt giảm gần nhất (9/2020), NHNN đã chính thức nhập cuộc xu hướng tăng các lãi suất điều hành đã mở rộng và thậm chí đẩy nhanh trên thế giới. Theo ông, vì sao tới thời điểm này Nhà điều hành mới quyết định tăng và như vậy có bị coi là trễ hay không?

TS. Trương Văn Phước: Tôi cho rằng việc tăng lãi suất điều hành thời điểm này là phù hợp. Nhìn qua các nước trên thế giới, thì việc tăng lãi suất là một điều hết sức bất đắc dĩ.

Ngay cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã phải đau đầu tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Liệu có phương thức nào hiệu quả để giúp “hạ nhiệt” lạm phát mà không phải dùng đến công cụ lãi suất hay không? Và câu trả lời cuối cùng của họ là không thể.

Minh chứng là cơ quan này đã vừa phải tiến hành tăng lãi suất điều hành lần thứ 5 liên tiếp trong năm nay, đồng thời cũng là lần thứ 3 liên tiếp tăng lãi suất với mức 0,75 điểm phần trăm - biện pháp vốn đã không được dùng đến trong nhiều thập kỷ.

Ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed cũng thừa nhận rằng, nếu tăng lãi suất có thể sẽ khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, tác động cực mạnh vào thị trường lao động, vốn vẫn còn rất “mong manh”, chưa thể phục hồi do đại dịch.

Đó cũng là những lý do mà các ngân hàng trung ương trên thế giới đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Nhìn chung, việc tăng lãi suất chỉ được sử dụng khi lạm phát đã tăng lên quá lớn. Hiện mức lạm phát của Mỹ đã lên tới 8,3% nên họ đành chấp nhận lãi suất cao một thời gian để bình ổn giá cả.

Đối với Việt Nam, tình hình có sự khác biệt. Hiện mức lạm phát của chúng ta mới chỉ ở quanh 2,58%, và dự báo đến cuối năm nay, con số này sẽ đâu đó đạt 3,7% - 3,8%.

Dù số liệu lạm phát hiện tại có cao hơn những năm trước, nhưng so với các nước trên thế giới thì vẫn là thấp. Chính vì vậy, NHNN muốn chờ đợi tới bây giờ để xem lạm phát trên thế giới diễn biến ra sao, liệu có lan tỏa vào Việt Nam hay không để có hướng điều hành phù hợp, còn việc tăng lãi suất là việc rất bất đắc dĩ của các ngân hàng trung ương.

Tránh nước đến chân mới nhảy...

NHNN quyết định tăng lãi suất tăng trong khi lạm phát của Việt Nam vẫn được coi là ở mức thấp, như ông đề cập cụ thể ở trên, vậy đây có phải là một phương án phòng ngừa từ xa của Nhà điều hành không, thưa ông?

Cũng có thể là như thế. Người Việt có câu: "Đừng để nước đến chân mới nhảy", hay "Mất bò mới lo làm chuồng". Tôi cho rằng đây là biện pháp phòng thủ từ xa cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn về địa chính trị, kinh tế và cả dịch bệnh.

Vậy ông đánh giá thế nào về mức tăng 1 điểm phần trăm các lãi suất điều hành lần này, thưa ông?

Việc NHNN tăng lãi suất điều hành với mức tăng 1 điểm phần trăm là mức có thể chấp nhận được và thời điểm là phù hợp. Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo làm sao giữ cho để lãi suất cho vay không tăng lên.

Người đi vay vẫn được vay với lãi suất không đổi trong khi người gửi tiền được hưởng lãi suất cao hơn, như thế, biên lãi thuần của ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ chính trị mà hệ thống ngân hàng cần chung tay, chia sẻ với doanh nghiệp, người dân.

Như ông vừa đề cập, Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng tăng lãi suất huy động trong khi phải cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Vậy theo đánh giá của ông, khả năng bình ổn lãi suất này có khả thi?

Bình ổn lãi suất cho vay là mong muốn của Thủ tướng, của doanh nghiệp cũng như của người dân. Dĩ nhiên, để đạt được điều này, NHNN phải thực thi các chính sách khuyến khích, ví dụ các ngân hàng giảm hay bình ổn lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp thì có thể được xem xét nâng hạng trong việc xếp hạng ngân hàng thương mại, hoặc có thể được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng…

Tôi cho rằng, để thực hiện yêu cầu trên của Thủ tướng, NHNN chắc chắn sẽ có những chỉ đạo cần thiết.

Xin cám ơn ông về những chia sẻ.

Đọc tiếp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

ĐHĐCĐ VIB dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tới đây.

VIB dự kiến chia cổ tức 29,5%

VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

Chat với BizLIVE