Trước "rủi ro lớn nhất", đề xuất không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa

Với đề xuất không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, đất sẽ được trả về lại nhà nước để sử dụng cơ chế thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi cổ phần hóa xong.
Kế hoạch thu từ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN mà Quốc hội giao trong năm 2021 là hơn 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm 2021 chỉ đạt chưa đầy 2.000 tỷ đồng (Hình minh họa)
Kế hoạch thu từ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN mà Quốc hội giao trong năm 2021 là hơn 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm 2021 chỉ đạt chưa đầy 2.000 tỷ đồng (Hình minh họa)

Như đã thông tin, hôm 17/5, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã phối hợp cùng Tạp chí Tài chính tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chỉ rõ một số tồn tại vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay.

Đầu tiên là tiến độ chậm, chưa đạt kết quả đề ra theo đề án mà Chính phủ đã ban hành; cũng như nguồn thu cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu.

Bộ trưởng Tài chính cho biết, kế hoạch thu từ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN mà Quốc hội giao trong năm 2021 là hơn 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm 2021 chỉ đạt chưa đầy 2.000 tỷ đồng.

Điều này "cho thấy tốc độ cổ phần hóa rất chậm", ông Phớc nói.

Bộ trưởng Phớc cũng cho rằng, thời gian qua việc xác định giá trị của doanh nghiệp còn chưa chính xác mà rủi ro lớn nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất.

“Giá trị quyền sử dụng đất hiện nay có nhiều quan điểm, nhưng theo văn bản trước đây thì tiền thuê đất hàng năm thì không tính vào giá trị doanh nghiệp, nhưng tiền thuê đất 1 lần thì lại tính. Thế nhưng, bất cập là việc thuê đất 1 lần khi xác định thì không sát giá trị tại thời điểm xác định.

Thứ hai, sau khi chuyển vào giá trị cổ phần hóa hôm nay dù có sát giá trị thì sau 5 năm, 10 năm… vẫn có khoảng cách. Đây cũng là một lỗ hổng gây thất thoát, chưa nói đến việc nộp tiền thuê đất một lần thì doanh nghiệp cổ phần hóa có thể chuyển quyền sử dụng đất để làm nhà đô thị, hay công trình khác…”, Bộ trưởng nhận định.

Ngoài ra, ông Phớc cũng nêu một số tồn tại trong sắp xếp nhà đất chưa có quy định rõ ràng như: xác định lợi thế thương mại, vấn đề liên danh liên kết Thêm vào đó, vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua quyết tâm chưa cao nên tiến độ chưa đạt yêu cầu.

Bộ trưởng cũng cho biết, sắp tới Chính phủ sẽ lựa chọn 5 thành phố trực thuộc trung ương để phê duyệt phương án sắp xếp đất đai trên địa bàn. Đồng thời, sẽ chọn một vài doanh nghiệp thí điểm về niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, ông Phớc thừa nhận cần phải sửa đổi chính sách. Đồng thời, Bộ trưởng cục nêu ra vấn đề việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, trong đó giá trị quyền sử dụng đất có tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa không?

Đáng chú ý, đề xuất không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa đã nhận được sự đồng thuận của một số đơn vị là đại diện chủ sở hữu; đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi được đưa ra tại hội thảo trên.

Thay vào đó, khi cổ phần hóa, đất sẽ được trả về lại nhà nước để sử dụng cơ chế thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi cổ phần hóa xong.

Cụ thể, đồng tình với đề xuất loại đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng đưa đất vào gây khó cho doanh nghiệp, bởi giá thị trường nay thế này mai thế khác và thay đổi liên tục. Doanh nghiệp làm rất lo bị sai do chính sách không rõ chứ không phải doanh nghiệp muốn làm sai.

Còn theo nhận định của TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, lâu nay dường như chúng ta không bán doanh nghiệp mà bán đất. Nhiều sai phạm liên quan cũng liên quan đến đất. Vì vậy, để giảm vi phạm, nhiều người phải vào tù thì nên tách đất đai ra khỏi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Điển hình của việc trì trệ cổ phần hóa do những vướng mắc liên quan đến đất đai là trường hợp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
Agribank nằm trong danh sách các doanh nghiệp phải hoàn thành cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 26/2019 của Thủ tướng, nhưng tới nay chưa thể thực hiện do vướng mắc về đất đai.

Trong đó, lộ trình cổ phần hóa Agribank phụ thuộc vào quá trình phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của Agribank tại các tỉnh, thành phố.

Với 80 cơ sở nhà đất hiện chưa được Bộ Tài chính phê duyệt, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo, hướng dẫn Agribank rà soát lại để xây dựng, đề xuất phương án sắp xếp theo quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cũng đã đề nghị NHNN tập trung hoàn thành cổ phần hóa Agribank trong năm 2022 và đầu năm 2023. Theo đó, tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, còn số thu dự kiến từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 19.847 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE