Trung Quốc tiêu thụ 70% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam

Trong 9 tháng qua, Trung Quốc tiêu thụ 70% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tương đương 901.734 tấn.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Trong khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng 8 và tháng 9/2021 đa phần sụt giảm thì xuất khẩu cao su vẫn tăng trưởng tốt.
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục hải quan, tháng 9 xuất khẩu cao su đạt 180.682 tấn, trị giá hơn 299 triệu USD, so với tháng 9/2020 giảm 4,8% về lượng và giảm 4% về giá trị.
Cộng dồn 9 tháng đạt 1.288.191 tấn, trị giá 2,150 tỷ USD, tăng 15,8% về lượng và 51,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân 1.646 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 8/2021 và tăng 22,7% so với tháng 9/2020.
Việt Nam - thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc (sau Thái Lan)
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của cao su Việt Nam, tháng 9 xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 123.013 tấn, trị giá hơn 199,258 USD, so với tháng 8/2021 giảm gần 10% về lượng và giảm 10,19% về trị giá. So với tháng 9/2020 giảm 26,31% về lượng và giảm 7,02% về giá trị.
Tuy nhiên, lượng cao su xuất khẩu các tháng trước đó tăng mạnh, nên cộng dồn 9 tháng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 901.734 tấn, trị giá gần 1,459 USD, so với cùng kỳ tăng 4,86% về lượng và tăng 35,32% về kim ngạch. Chiếm tỷ lệ 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, giá xuất khẩu trung bình 1.617,5 USD/tấn, tăng 4,86% về lượng, tăng 35,32% về kim ngạch và tăng 29,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất vào nước này trong 8 tháng đầu năm, gồm: Thái Lan, Việt Nam, Malaysai, Hàn Quốc và Nhật Bản. 
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,28 tỷ USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2021 chiếm 15,9%, tăng mạnh so với mức 13,2% của 8 tháng đầu năm 2020.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 148,88 triệu USD, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,5% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 6,4% của 8 tháng đầu năm 2020.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Ấn Độ. Tháng 9/2021 xuất khẩu cao su vào thị trường Ấn Độ đạt 15.638 tấn, trị gia 27,76 triệu USD, so với tháng trước đó tăng 14,95% về lượng và tăng 18,77% về kim ngạch, so với tháng 9/2020 tăng 2,69 lần về lượng và tăng 3,55 lần về kim ngạch. 
Cộng dồn 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đạt 76.606 tấn, trị giá 136,637 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 1,85 lần về lượng và tăng 2,39 lần về kim ngạch. Chiếm gần 6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước. Giá xuất khẩu cao su trung bình 1.785,8 USD/tấn.
Giá cao su phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới 
Hiện nay tình hình đại dịch bệnh COVID-19 toàn cầu tuy có cải thiện, nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, có nhiều dự báo, đại dịch chỉ cơ bản được khống chế vào đầu năm 2022. Vì vậy, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng nhưng rất không đồng đều trong năm 2022.
Theo chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng từ Châu Á, đang là vấn đề hết sức lo ngại, vì xảy ra ngay thời điểm nhạy cảm, khi các nước đang có kế hoạch, kích thích nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sắp tới thị trường cao su tại Nhật Bản vẫn sẽ được hỗ trợ bởi số liệu lĩnh vực dịch vụ tích cực, trong khi đồng Yên giảm so với đồng USD đã thúc đẩy các hợp đồng mua vào.
Tại Trung Quốc, các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc quay trở lại tăng trưởng trong tháng 9 do sự bùng phát ca nhiễm COVID-19 tại tỉnh Giang Tô đã giảm đi.
Trong nước, các lệnh giãn cách đã được nới lỏng, song, quá trình phục hồi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động cùng tâm lý e ngại của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
“Dự báo trong ngắn hạn, giá cao su sẽ có chiều hướng đi lên. Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu đang tăng cao, cả thế giới có thể sẽ thiếu khoảng 50 nghìn thùng dầu mỗi ngày và nguy cơ giá xăng dầu trên thế giới tăng cao thêm. Lạm phát đang dần hiện rõ, khả năng sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mới.
Trong nước, nguồn cung cao su đang thiếu hụt do dịch bệnh. Giá cao su trên thị trường nội địa có khả năng tăng đến mức 340 đồng/độ mủ. Trong dài hạn, các yếu tố về dịch bệnh, chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ quyết định đến giá cao su”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE