Trung Quốc bất ngờ thay đổi chính sách

Vừa qua, Trung Quốc đã nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 hà khắc trước đó, đồng thời tung ra gói giải cứu sâu rộng đối với lĩnh vực bất động sản vốn từng bị siết chặt, cũng như có những động thái giảm căng thẳng với Mỹ và các nước phương Tây khác.
Trung Quốc bất ngờ thay đổi chính sách

Điều gì dẫn đến sự thay đổi?

Trước hết, Trung Quốc đang có vấn đề về ngân sách khi mức thâm hụt cao nhất trong nhiều năm. Chính các quan chức chính phủ nước này cũng ngày càng tỏ ra lo ngại về chi phí của chính sách Zero COVID.

Thâm hụt tài khóa trong 9 tháng đầu năm 2022 của Trung Quốc ở mức cao nhất lịch sử là 7.160 tỷ nhân dân tệ (980 tỷ USD), gấp gần 3 lần mức thâm hụt 2.600 tỷ nhân dân tệ (336 tỷ USD) trong cùng kỳ năm 2021.

Lý do là bởi kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại vì dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát và thị trường nhà đất sụt giảm làm xói mòn nguồn thu của Chính phủ khi doanh thu từ thuế giảm mạnh. Các chính quyền địa phương đang tìm những biện pháp sáng tạo để tăng thu, từ những khoản tiền phạt cao bất thường đối với người bán cần tây kém chất lượng cho tới đấu giá quyền cung cấp bữa ăn cho các trường công trong vòng 30 năm.

Thứ hai, có thể chính sách cũ của Trung Quốc đang tạo ra những rủi ro hệ thống mới. Trước khi Bắc Kinh bắt đầu thắt chặt quản lý đối với các nhà phát triển bất động sản, doanh số từ việc bán đất chiếm 30% nguồn thu của các thành phố. Nhưng hiện nay, theo China Index Academy, doanh số bán hàng của 100 nhà phát triển bất động sản lớn nhất nước này trong tháng 10/2022 giảm 26,5% so với cùng kỳ.

Trung Quốc bất ngờ thay đổi chính sách ảnh 1

Doanh số bán đất cho các nhà phát triển tư nhân giảm mạnh, còn các doanh nghiệp LGFV lại tăng. Nguồn: S&P Global.

Khi doanh nghiệp bất động sản phá sản, các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương hay công ty được chính quyền địa phương thành lập nhằm huy động vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng (LGFV) đã phải vào đỡ thị trường. Dữ liệu của

China Real Estate Information cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, các công ty LGFV đã đổ thêm 125 tỷ nhân dân tệ (18 tỷ USD) cho việc mua đất. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân đã giảm chi tiêu tới 873 tỷ nhân dân tệ (126 tỷ USD). S&P Global

Ratings cảnh báo, hầu hết các giao dịch mua đất này được tài trợ bằng nợ, LGFV ở các thành phố nhỏ dễ vướng vào khủng hoảng thanh khoản.

Thứ ba, căng thẳng địa chính trị leo thang đang ảnh hưởng tới tham vọng thúc đẩy lĩnh vực công nghệ trong sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Các biện pháp hạn chế, kiểm soát xuất khẩu của Mỹ gây ra những thiệt hại lớn đối với ngành bán dẫn Trung Quốc. Các nhà sản xuất chip nhớ của nước này được cho là đã tạm ngừng kế hoạch mở rộng sản xuất sau khi những biện pháp cấm vận mới nhất được Washington áp dụng.

“Tác dụng phụ” bất ngờ

Niềm lạc quan ngày càng tăng về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau động thái nước này nới lỏng chính sách kiểm soát đang làm thay đổi vị thế của các tài sản ở Trung Quốc, buộc các nhà đầu tư phải tính toán lại khoản đặt cược của họ vào cổ phiếu, trái phiếu và đồng nội tệ.

Trái phiếu chính phủ ngắn hạn của Trung Quốc đã trải qua đợt giảm giá mạnh nhất kể từ giữa năm 2020, do giới đầu tư đẩy mạnh bán ra để chuyển tiền vào thị trường chứng khoán đang phục hồi. Điều này khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã rút tiền khỏi các sản phẩm có thu nhập cố định, hay còn gọi là sản phẩm quản lý tài sản (WMP) do các ngân hàng phát hành, khiến thị trường tài sản an toàn bỗng trở nên hỗn loạn.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã phải yêu cầu các ngân hàng báo cáo về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, bởi sự dao động giá quá lớn và hoạt động rút tiền ồ ạt bằng cách bán sản phẩm WMP làm tăng nguy cơ mất cân đối nguồn vốn ngắn hạn. Trong khi đó, ngân hàng trung ương đã tăng gần gấp đôi quy mô bơm tiền vào hệ thống tài chính (khoảng 368 tỷ nhân dân tệ) thông qua các nghiệp vụ thị trường mở.

Cơn hỗn loạn trên thị trường trái phiếu chính phủ và WMP là một “tác dụng phụ” bất ngờ của niềm lạc quan đang gia tăng của giới đầu tư về triển vọng kinh tế Trung Quốc, khiến thị trường chứng khoán trị giá 10 nghìn tỷ USD tăng vọt trong những ngày gần đây, sau khi Bắc Kinh có các chính sách nới lỏng trên.

Theo Tin nhanh chứng khoán

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, nguồn cung nhà ở mới quý I/2024 đạt gần 2.300 sản phẩm, tổng nguồn cung sơ cấp đạt gần 15.100 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 30-40%, tăng 320% so với quý I/2023.

Chat với BizLIVE