TP.HCM lên kế hoạch lưu thông nội thành và đi các tỉnh sau 30/9

Sở GTVT TP.HCM vừa xây dựng dự thảo gửi UBND TP và các sở ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện, các hiệp hội nghề nghiệp về phương án tổ chức lưu thông trên địa bàn TP từ ngày 1/10 tới.
Sở GTVT TP lên phương án lưu thông tại TP sau 30/9.
Sở GTVT TP lên phương án lưu thông tại TP sau 30/9.

Theo đó, sở đề cập nguyên tắc đối với người ngồi trên phương tiện phải đảm bảo các điều kiện được phép lưu thông của ngành y tế, tuân thủ 5K, thực hiện khai báo y tế trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc ứng dụng VNEID.

Đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô, đơn vị vận tải phải đảm bảo các điều kiện theo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP theo quyết định 3224 ngày 15/9 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.

Lưu thông nội thành

Về lưu thông ở các khu vực, tại các khu vực phong tỏa: chỉ cho phép lưu thông các loại xe như xe công vụ, xe phục vụ công tác phòng chống dịch, phương tiện vận tải hàng hóa gồm lương thực, thực phẩm, gas, dược phẩm, thiết bị y tế, thiết bị hỗ trợ ngành y tế, điện, nước, xe xử lý sự cố hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật đô thị; tang lễ, xe vận chuyển đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, người phục vụ phòng chống dịch, người dân kết thúc thời gian cách ly tập trung, F0, người xuất viện từ các bệnh viện thu dung về nơi cư trú.

Khu vực nguy cơ: ngoài các xe được phép lưu thông tại khu vực phong tỏa, bổ sung thêm xe của shipper, xe chở hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…); chứng khoán; bưu chính; viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa; khám chữa bệnh. Xe chở thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật được phép thi công; dịch vụ bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư…; xe taxi được cấp phép hoạt động (có mã QR).

Xe đưa người dân TP về quê và xe đón người dân trở lại TP theo kế hoạch; xe vận chuyển công nhân, chuyên gia được cấp phép hoạt động. Trường hợp khu vực nguy cơ có những tuyến đường liên quận cắt ngang, bắt buộc có lộ trình cho tất cả các loại xe quá cảnh đi qua.

Khu vực bình thường mới: ngoài các loại xe được phép đi lại tại khu vực nguy cơ, bổ sung thêm xe buýt và xe khách hợp đồng; bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và tuyến du lịch đường thủy. Đối với xe khách hợp đồng sẽ được cấp phép hoạt động có mã QR để kiểm soát số lượng; đối với xe buýt sẽ được hoạt động trên từng tuyến cụ thể qua các thông báo của Sở GTVT.

Về hoạt động vận tải hàng hóa, đối với khu vực nguy cơ, bình thường mới: xe tải nhẹ (đến 2,5 tấn) chở hàng hóa được phép hoạt động 24/24 cho đến khi có thông báo mới. Xe tải nặng hoạt động theo quyết định số 23/2018/QĐ-UBND năm 2018. Việc vận chuyển hàng hóa từ các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa vào các điểm phân phối phải tuân thủ theo phương án điều phối của Sở Công thương TP, Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp theo thẩm quyền quản lý.

Về hoạt động vận tải khách: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng đến 9 chỗ (sử dụng hợp đồng điện tử), xe hợp đồng và xe du lịch phục vụ hoạt động du lịch được phép hoạt động với số lượng, tần suất hoạt động phù hợp với thực tế theo công bố của Sở GTVT và được kiểm soát thông qua giấy nhận diện phương tiện mã QR.

Xe vận chuyển đưa rước công nhân, chuyên gia phải được Sở GTVT cấp giấy nhận diện có mã QR thông qua các đơn vị đầu mối.

Sở cho phép khôi phục hoạt động thu phí sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí nằm trong khu vực bình thường mới. Nhân viên thu phí đã tiêm 2 mũi vaccine được 2 tuần hoặc từng dương tính COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh trong thời gian dưới 6 tháng.

Lưu thông TP.HCM với các tỉnh, thành

Về hoạt động vận tải hàng hóa, các phương tiện vận tải đến và lưu thông qua TP phải có mã QR. Phương tiện có lộ trình quá cảnh qua TP không được dừng, đỗ; vận chuyển hàng hóa đi đến TP phải tập trung tại các đầu mối, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa được phép hoạt động.

Về hoạt động đưa đón công nhân, chuyên gia, các doanh nghiệp tổ chức đưa đón từ các tỉnh, thành phố đến trụ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP và ngược lại. Công nhân, chuyên gia khi di chuyển phải được tiêm vaccine mũi 1 đủ 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính.

Xe vận chuyển đưa rước công nhân phải là ô tô khách từ 10 chỗ trở lên thuộc sở hữu của đơn vị hoặc thuê đơn vị kinh doanh vận tải theo hợp đồng. Xe vận chuyển chuyên gia là ô tô đến 9 chỗ thuộc sở hữu của đơn vị, xe cá nhân của chuyên gia hoặc thuê đơn vị kinh doanh vận tải.

Các công ty, doanh nghiệp xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia, thông qua đơn vị đầu mối (Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện, các hiệp hội) đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động gửi đến Sở GTVT để phối hợp với Sở GTVT các tỉnh liên quan cấp mã QR.

Ở chiều ngược lại, Sở GTVT tỉnh, thành cấp mã QR cho các phương tiện của các đơn vị đưa đón công nhân, chuyên gia từ TP đến làm việc tại các tỉnh, thành phố sau khi thống nhất phương án với Sở GTVT TP.

Người dân từ các tỉnh đến TP để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ và đảm bảo một trong các điều kiện như giấy chuyển viện, xác nhận của chính quyền địa phương cho phép di chuyển đến TP để khám chữa bệnh.

Về hoạt động đi, đến sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT tại công văn 8272 ngày 11/8 và công văn 8573 ngày 18/8 về tiếp tục hỗ trợ người có vé máy bay đi nước ngoài đến cảng hàng không quốc tế để thực hiện chuyến bay.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE