TP.HCM: Số ca mắc COVID-19 tăng, ngành y tế sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13

Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố; các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế các quận, huyện và TP.Thủ Đức về sẵn sàng công tác thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
TP.HCM sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 13
TP.HCM sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 13

Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo công bố về số liệu ca mắc mới hằng ngày của Bộ Y tế và theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, số ca mắc mới và số ca nặng trên địa bàn Thành phố đang có xu hướng gia tăng mỗi ngày.

Đặc biệt, số trẻ em mắc COVID-19 phải nhập viện vì có triệu chứng bắt đầu có dấu hiệu tăng dần. Nếu như cách đây vài tuần, chỉ có một vài trường hợp trẻ mắc COVID-19 phải nằm viện thì hiện nay, con số này đã có dấu hiệu nhích dần lên mỗi ngày.

Cụ thể, ngày 12/8, tổng số trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng đang được cách ly điều trị tại các bệnh viện nhi của Thành phố đã là 13 trường hợp, tăng 2 trường hợp so với ngày hôm trước. Điều đáng quan tâm là tất cả bệnh nhi này đều chưa được tiêm vaccine.

Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế đề nghị tất cả bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố chủ động rà soát nguồn lực (nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiên phòng hộ cá nhân...) để sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh tiếp tục có diễn tiến theo chiều hướng xấu.

Ngoài ra, sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi số ca COVID-19 nặng gia tăng. Sở Y tế giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn để sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến khi có yêu cầu của Sở Y tế. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chủ động xây dựng các tình huống tương ứng với các kịch bản về số ca nặng cần thu dung, điều trị tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 và báo cáo về Sở Y tế.

Sở Y tế cũng đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố chịu trách nhiệm tăng cường hoạt động giám sát ca bệnh qua Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (CDS) kết nối với Nền tảng số quản lý COVID-19, lưu ý biến động số liệu ca mắc mới, tình trạng tiêm vaccine phòng COVID-19 và tiêm nhắc lại của người thuộc nhóm nguy cơ. Đồng thời rà soát, củng cố hệ thống xét nghiệm, để kịp thời dự báo, cảnh báo và báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Thành phố.

Trung tâm y tế, phòng y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức kịp thời tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tuyến huyện, chịu trách nhiệm triển khai hiệu quả công tác phát hiện, quản lý và chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà và các biện pháp phòng chống lây lan theo quy định. Tăng cường công tác truyền thông đến từng người dân và hộ gia đình trên địa bàn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 và tiêm nhắc lại, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ và trẻ em từ 05 đến dưới 18 tuổi. Đặc biệt lưu ý các biện pháp để phát hiện sớm và điều trị sớm cho người thuộc nhóm nguy cơ.

Trạm y tế phường, xã, thị trấn, các phòng khám tư tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19, tham gia triển khai các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có yêu cầu, tiếp tục triển khai công tác chăm sóc và quản lý người mắc COVID-19 tại nhà qua Nền tảng số quản lý COVID-19.

Sở Y tế yêu cầu tất cả các đơn vị y tế thực hiện nghiêm túc việc nhập đầy đủ và kịp thời dữ liệu về tình hình thu dung, điều trị người mắc COVID-19 trên Nền tảng số quản lý COVID-19. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Thành phố về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của dữ liệu.

Theo Báo Chính phủ

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE