Tôm hùm tăng giá gấp 2-3 lần, cửa hàng mong khách “thông cảm”

Một hệ thống kinh doanh hải sản ở TP.HCM cho biết giá tôm hùm hiện nay tăng rất mạnh, cao hơn cả trước khi có dịch Covid-19.
Thu mua tôm hùm xanh ở Khánh Hòa khi giá tăng cao như thời điểm trước dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Kỳ Nam
Thu mua tôm hùm xanh ở Khánh Hòa khi giá tăng cao như thời điểm trước dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Kỳ Nam
Vài tuần gần đây, tôm hùm ở Khánh Hòa bất ngờ tăng giá mạnh so với những tháng trước, cao gấp đôi so với hồi đầu năm 2020. Trong đó, tôm hùm xanh có giá tăng cao nhất và dễ tiêu thụ hơn những loại tôm khác.
Bà Nguyễn Thị Bảy (chuyên bán tôm ở chợ Xóm Mới, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), cho biết vào tháng 7 năm ngoái, giá tôm hùm xanh chỉ khoảng 500.000 đồng/kg, có khi xuống 450.000 đồng/kg (3 con/1kg) và tăng dần vào tháng 10 khi đạt với giá 720.000 - 750.000 đồng/kg. Hiện nay, tiệm cận Tết âm lịch, giá tôm hùm xanh tăng mạnh lên mức 900.000 - 950.000 đồng/kg, tôm hùm bông ở mức 1,5 - 1,7 triệu đồng/kg như trước đây.
Ngư dân Nguyễn Chí Lem (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh) mừng rỡ khoe với giá tôm hiện nay, người nuôi bắt đầu có lãi. Tuy nhiên, lượng tôm nuôi hiện nay chủ yếu là tôm tơ, tôm đạt kích cỡ thương phẩm rất ít. Do trước đây giá tôm xuống thấp, mưa bão thường xuyên, xuất khẩu tiểu ngạch bị dồn ứ do dịch bệnh Covid-19… nên ngư dân rất thận trọng, không dám nuôi nhiều nên sản lượng giảm mạnh.
Đáng chú ý, tình trạng khan hàng tăng giá tôm hùm không chỉ ở Khánh Hòa mà còn diễn ra ở một số vùng nuôi khác như Bình Định, Phú Yên…
Một đơn vị chuyên thu mua thủy sản tại Cam Ranh, Vạn Ninh cho hay hiện nay, việc xuất khẩu các mặt hàng tôm hùm xanh, ốc hương, cá mú sang thị trường Trung Quốc đang phục hồi. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lớn trong nước là TP HCM, Hà Nội cũng tăng, không ảm đạm như trước. Bên cạnh đó, sản lượng thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm rất "khan hàng" cũng là nguyên nhân khiến giá cả tăng cao.
Theo ghi nhận của phóng viên, giá ốc hương thương phẩm trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng cao trở lại, đạt mức 190.000 - 200.000 đồng/kg đối với ốc loại 1, cao hơn khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg so với thời điểm các tháng sau Tết Nguyên đán 2020. Khi ốc hương tăng giá, nhiều hộ tại các vùng nuôi trọng điểm như: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh đã thả nuôi trở lại. Đến nay, tổng diện tích ốc hương thương phẩm toàn tỉnh đạt hơn 600ha.
Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, thông tin toàn tỉnh hiện có hơn 57.000 lồng nuôi tôm hùm, hơn 9.000 lồng nuôi cá biển, hơn 4.547ha ao đìa nuôi tôm, cá, các loại nhuyễn thể khác. Tính đến hết tháng 9 năm nay, người nuôi trong tỉnh đã thu hoạch hơn 8.450 tấn thủy sản các loại, trong đó có hơn 2.940 tấn tôm, hơn 3.040 tấn cá và hơn 2.460 tấn thủy sản khác.
Ghi nhận tại TP.HCM, giá các loại tôm hùm Việt Nam đã lên mức cao nhất trong một năm qua. Trong đó, tôm hùm bông (ngon nhất trong các loại tôm hùm) có giá bán lẻ hơn 2 triệu đồng/kg, gấp đôi so với vài tháng trước.
Tại cửa hàng Hiếu Hải Sản (đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh), tôm hùm bông niêm yết giá 2,25 triệu đồng/kg cho tất cả các kích cỡ; còn hệ thống Đảo Hải Sản bán tôm hùm bông 2,39 triệu đồng/kg (loại từ 1 kg/con trở lên). Đặc biệt, trên chợ trực tuyến TikiNgon, tôm hùm bông cỡ lớn (từ 900 gram/con trở lên) niêm yết giá đến gần 4 triệu đồng/kg, giá bán sau khuyến mãi vẫn còn tới 3,589 triệu đồng/kg.
Tôm hùm tăng giá gấp 2-3 lần, cửa hàng mong khách thông cảm - Ảnh 2.
Tôm hùm tại một hệ thống bán lẻ ở TP.HCM. Ảnh: Ngọc Ánh
Trong khi đó, hệ thống cửa hàng hải sản Hoàng Gia treo bảng giải thích: "Do ảnh hưởng của bão, vùng nuôi tôm hùm bị thiệt hại nặng nề, Hoàng Gia mong quý khách thông cảm vì tôm tăng giá trong thời gian này". Theo đó, tôm hùm bông cỡ lớn (0,9 kg/con trở lên) tại hệ thống này đang bán với giá 2.195.000 đồng/kg, cao hơn 2 lần so với đợt "giải cứu tôm hùm" hồi tháng 9. Còn tôm hùm xanh, cỡ 300 - 400gr/con cũng lên mức 1.565.000 đồng/kg; tôm hùm tre xanh (200gr/con), giá cũng 1.250.000 đồng/kg trong khi đợt thấp điểm hồi giữa năm 2020 chỉ 500.000 - 650.000 đồng/kg.
Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế hải sản Hoàng Gia, tôm hùm Việt Nam bắt đầu tăng giá từ hồi tháng 11 đến nay. "Mức giá hiện nay (giá bán lẻ) còn cao hơn trước khi có dịch Covid-19. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bão lụt và người dân thiếu tôm giống để nuôi dẫn đến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Tôm hùm trong nước tăng cao trong khi tôm hùm nhập khẩu từ Mỹ, Canada vẫn ổn định, giá rẻ hơn tôm hùm xanh nên được người tiêu dùng chọn mua thay thế", ông Trường cho hay.
Tôm hùm tăng giá gấp 2-3 lần, cửa hàng mong khách thông cảm - Ảnh 3.
Cửa hàng treo bảng mong khách hàng thông cảm vì giá tôm hùm tăng quá cao. Ảnh: Ngọc Ánh
Theo ghi nhận của phóng viên, tôm hùm nhập khẩu (Mỹ, Canada) dù bị ảnh hưởng bởi chuỗi logistics đứt gãy nhưng giá vẫn tương đối ổn định, như: tôm hùm Alaska loại lớn nhất 1,2 - 4 kg/con có giá khoảng 1,2 triệu đồng/kg; cỡ dưới 1 kg/con giá chỉ 800.000 đồng/kg với loại còn sống; các loại tôm hùm ngộp hoặc đông lạnh giá chỉ bằng một nửa. 
Theo Người lao động

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE