Toàn cảnh vụ sụp đổ gần kề của công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc

Sau khi tăng trưởng suốt nhiều năm và thâu tóm nhiều tài sản trong quá trình kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ, Evergrande giờ đây đang ngập trong đống nợ lên đến hơn 300 tỷ USD.

Công trình do Evergrande xây dựng - Ảnh: CNBC
Công trình do Evergrande xây dựng - Ảnh: CNBC
Công ty bất động sản lớn của Trung Quốc Evergrande hiện đang bên bờ vực sụp đổ, nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo rằng tác động từ vụ việc này sẽ không chỉ giới hạn trong biên giới Trung Quốc, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách châu Á tại Capital Economics, ông Mark Williams, nhận định: “Vụ sụp đổ của Evergrande có thể coi như phép thử lớn nhất mà hệ thống tài chính Trung Quốc đương đầu trong nhiều năm nay”.
Vụ sụp đổ diễn ra như thế nào?
Sau khi tăng trưởng suốt nhiều năm và thâu tóm nhiều tài sản trong quá trình kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ, Evergrande giờ đây đang ngập trong đống nợ lên đến hơn 300 tỷ USD.
Công ty bất động sản nợ nần nhiều nhất thế giới đã chật vật trả nợ cho các nhà cung cấp đồng thời trong những tuần gần đây đã nhiều lần cảnh cáo nhà đầu tư rằng sẽ có thể vỡ nợ.
Trong ngày thứ Ba, Evergrande công bố doanh số bán bất động sản của công ty sẽ vẫn tiếp tục giảm trong tháng 9/2021 sau khi giảm liên tục nhiều tháng, chính vì vậy tình hình dòng tiền của hãng sẽ vẫn tiếp tục khó khăn.
Công ty bất động sản này có quy mô lớn đến nỗi mà tác động từ vụ công ty này sụp đổ sẽ không chỉ tác động đến kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến cả thị trường quốc tế.
Cho đến nay, các ngân hàng đã cố gắng ứng phó với tình hình dòng tiền ngày một xấu đi của Evergrande. Nhiều ngân hàng tại Hồng Kông trong đó có bao gồm HSBC và Standard Chartered đã từ chối cấp thêm khoản vay mới cho bên mua hai dự án bất động sản nhà ở chưa hoàn thành của Evergrande, theo Reuters đưa tin.
Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã không ngừng hạ xếp hạng doanh nghiệp này bởi lo ngại về tình hình thanh khoản. Những vấn đề của Evergrande trở nên tồi tệ hơn trong năm ngoái khi mà giới chức Trung Quốc đưa ra quy định nhằm hạn chế chi phí vay của các bên công ty bất động sản. Các biện pháp này đã hạn chế tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tính trong tương quan với dòng tiền, tổng tài sản và vốn.
Cổ phiếu của Evergrande đã giảm gần 80% trong năm nay, hoạt động giao dịch cổ phiếu của Evergrande đã bị quản lý các sàn chứng khoán Trung Quốc ngưng lại trong các tuần gần đây.
Evergrande đã làm những gì?
Evergrande ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là bất động sản và đây là công ty bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc tính theo doanh số.
Evergrande sở hữu khoảng 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố tại Trung Quốc.
Bộ phận quản lý dịch vụ bất động sản của công ty hiện đang tham gia vào hơn 2.800 dự án trên khắp 310 thành phố ở Trung Quốc.
Công ty có 7 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề, trong đó có sản xuất thiết bị điện, dịch vụ y tế, sản phẩm tiêu dùng, bộ phận kinh doanh video và dịch vụ truyền hình và cả công viên giải trí phức hợp.
Công ty công bố hiện đang có khoảng 200.000 nhân viên, tuy nhiên gián tiếp tạo ra khoảng 3,8 triệu việc làm mỗi năm. Cổ phiếu và trái phiếu Evergrande được đưa vào tính toán nhiều chỉ số tài chính trên khắp châu Á.
Nếu Evergrande sụp đổ, những bên nào sẽ bị ảnh hưởng?
Nhóm các đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng bao gồm ngân hàng, nhà cung cấp, người mua nhà và nhà đầu tư.
Trong tuần này, Evergrande cảnh báo những vấn đề ngày một tồi tệ hơn của doanh nghiệp sẽ có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ.
Evergrande cho biết nếu không thể trả được nợ, có thể sẽ dẫn đến tình huống vỡ nợ chéo, vụ vỡ nợ này có thể dẫn đến không tuân thủ được nhiều nghĩa vụ nợ khác và cuối cùng vỡ nợ trên diện rộng.
Ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu có hiệu ứng vỡ nợ lây lan trong ngành bất động sản Trung Quốc, theo chuyên gia của Capital Economics.
Trong những ngày gần đây, nhiều người mua nhà và nhà đầu tư giận dữ đã biểu tình tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc gây ra bất ổn xã hội.
Ngày thứ Hai tuần này, khoảng 100 nhà đầu tư tập trung tại trụ sở của Evergrande ở Thâm Quyến, yêu cầu trả lại các khoản vay với một số sản phẩm tài chính, vụ tụ tập này đã gây ra khung cảnh náo loạn.
Trên thực tế tâm lý lo lắng đang lây lan sang cả các trái phiếu châu Á có lợi suất cao. Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp châu Á trên thị trường nước ngoài đã tăng vọt lên 13%, theo TS Lombard.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất tiền, cơ quan nghiên cứu này nhận định. 
Vụ sụp đổ của Evergrande (nếu có) sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều ngành khác nếu các nhà cung cấp không được thanh toán tiền. Theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, Evergrande có thể cố gắng thuyết phục các nhà cung cấp và nhà thầu chấp nhận trả nợ bằng hiện vật để giữ tiền trả các khoản nợ khác.
Trong báo cáo công bố vào tháng 8/2021, trong vòng 12 tháng tới, Evergrande sẽ phải trả tổng khoản nợ lên đến 240 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 37,16 tỷ USD cho khoảng hơn 100 nhà thầu.
Còn theo cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch, các ngân hàng có thể có mối liên quan gián tiếp với nhà cung cấp của Evergrande, tổng lượng tiền mà công ty này phải trả tại các ngân hàng có thể lên đến 667 tỷ nhân dân tệ, theo tính toán của Fitch.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE