Tình hình kinh doanh khó khăn ngoài dự báo nhiều doanh nghiệp hạ mục tiêu lợi nhuận năm

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn một số doanh nghiệp đã phải hạ mục tiêu lợi nhuận năm 2022. Mới đây nhất, Petrolimex vừa phải điều chỉnh giảm tới 90% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 từ 3.060 tỷ đồng xuống 300 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm 2022 đã đi được quá 3/4 chặng đường, trong khi nhiều doanh nghiệp phân bón, hóa chất, dầu khí, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng,… công bố lợi nhuận vượt hoặc tiến sát mục tiêu cả năm thì vẫn có những doanh nghiệp buộc phải giảm mạnh mục tiêu lợi nhuận năm do tình hình kinh doanh gặp khó khăn.

Điển hình là mới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) dự kiến hạ 90% mục tiêu lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2022 từ 3.060 tỷ đồng xuống 300 tỷ đồng. Hay trước đó, Tập đoàn Masan (mã MSN) cũng điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận sau thuế (LNST) năm nay từ 6.900 - 8.500 tỷ đồng xuống 4.800 - 5.500 tỷ đồng.

PETROLIMEX HẠ 90% MỤC TIÊU LỢI NHUẬN NĂM 2022

Theo tài liệu gửi cổ đông cho phiên họp bất thường vào đầu tháng 12 tới, Petrolimex dự kiến trình cổ đông kế hoạch thay đổi các chỉ tiêu doanh thu và LNTT năm 2022.

Theo đó, Petrolimex muốn điều chỉnh kế hoạch doanh thu hợp nhất cả năm tăng 54.000 tỷ đồng, từ 186.000 tỷ lên 240.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 29% so với kế hoạch cũ. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam lại hạ mục tiêu LNTT từ 3.060 tỷ đồng xuống 300 tỷ đồng so với kế hoạch được đại hội đồng cổ đông thông qua, tức là giảm tới 90%.

Petrolimex cho biết, trong năm 2022, dưới tác động của rất nhiều yếu tố liên quan đến biến động bất thường dị biệt của giá dầu và nguồn cung năng lượng thế giới, cơ chế vận hành liên quan đến cấu thành giá cơ sở và sự cố từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã làm cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn tập đoàn bị ảnh hưởng trực tiếp và trọng yếu. Do một số yếu tố tác động là trường hợp bất khả kháng nằm ngoài khả năng dự báo khi xây dựng kế hoạch của Petrolimex, vì vậy việc điều chỉnh kế hoạch năm 2022 là cần thiết và phù hợp.

Petrolimex từ bỏ mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2022 nhưng vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận cao cho 3 năm tới
Petrolimex từ bỏ mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2022 nhưng vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận cao cho 3 năm tới

Theo Petrolimex, trong 9 tháng đầu năm 2022 và đặc biệt vào các thời điểm biên độ giá tăng lớn đã xảy ra hiện tượng một số thương nhân đầu mối/thương nhân phân phối/cửa hàng xăng dầu ngoài xã hội hạn chế bán hàng hoặc dừng bán hàng, nhu cầu dồn về Petrolimex khiến cho sản lượng tiêu thụ của tập đoàn tăng mạnh trên tất cả các kênh bán hàng (sản lượng bán nội địa 10 tháng đầu năm 2022 vượt 14% so với tiến độ kế hoạch và tăng 22% so với cùng kỳ), đặc biệt là kênh bán lẻ trực tiếp cũng như nhu cầu mua hàng từ các thương nhân nhận quyền bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của Petrolimex không ngừng tăng cao.

“Sản lượng tiêu thụ tăng đột biến đã tạo nên áp lực rất lớn trong công tác tạo nguồn của tập đoàn, lượng hàng tồn kho sụt giảm rất nhanh vào những chu kỳ xu hướng giá tăng dẫn đến tập đoàn phải nhập mua đuổi để kịp thời bù đắp và đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu tiêu thụ trong nước”, Petrolimex thông tin.

Trước bối cảnh áp lực về nguồn cung và giá dầu thế giới trong các tháng cuối năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức cao và biến động rất bất thường khó dự báo, cùng với việc sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác điều hành, Petrolimex cho rằng hiệu quả kinh doanh xăng dầu của tập đoàn cũng đồng thời bị suy giảm đáng kể so với kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông thông qua do chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố.

Yếu tố đầu tiên là chi phí tạo nguồn thực tế tăng cao hơn chi phí tạo nguồn kết cấu trong giá giá cơ sở. Thứ hai là chi phí tạo nguồn nhập khẩu tăng để bù lượng cấp thiếu từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Thứ ba là lợi nhuận giảm do lùi thời gian điều chỉnh giá bán trong bối cảnh giá dầu có xu hướng tăng. Và thứ tư là ảnh hưởng do điều chỉnh tỷ giá.

Lũy kế đến hết tháng 9, doanh thu của Petrolimex đạt hơn 225.697 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương gần 94% chỉ tiêu mới. Tuy nhiên, LNTT lại giảm gần 5 lần, chỉ đạt 614 tỷ đồng. Riêng quý 3, lợi nhuận từ hoạt động lĩnh vực khác của Petrolimex vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng hoạt động kinh doanh xăng dầu lại phát sinh lỗ, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi.

Dù điều chỉnh giảm mạnh mục tiêu lợi nhuận năm 2022, song trong tờ trình về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 dự kiến trình cổ đông tại phiên họp tới đây, Petrolimex vẫn đặt kế hoạch lãi nghìn tỷ trong 3 năm tới.

Cụ thể, tập đoàn dự kiến doanh thu hợp nhất các năm 2023, 2024 và 2025 lần lượt đạt 169.000 tỷ đồng, 174.000 tỷ đồng và 179.000 tỷ đồng; tương ứng với LNTT 3 năm lần lượt đạt 3.200 tỷ đồng, 3.350 tỷ đồng, 3.500 tỷ đồng. Như vậy, trong giai đoạn 2021 - 2025, Petrolimex ước đạt 971.009 tỷ đồng doanh thu, 14.139 tỷ đồng LNTT và nộp ngân sách khoảng 171.626 tỷ đồng.

HÒA PHÁT, MASAN CŨNG ĐIỀU CHỈNH GIẢM LỢI NHUẬN HÀNG NGHÌN TỶ

Trước Petrolimex, một số doanh nghiệp lớn như Masan, Hòa Phát cũng phải điều chỉnh hạ mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022 với mức giảm hàng nghìn tỷ đồng.

Theo đó, tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, Masan công bố, quý vừa qua doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu thuần hơn 19.520 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 840 tỷ đồng, tương đương giảm gần 17% và 47% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Masan, kết quả kinh doanh suy giảm do LNST của Công ty Masan MEATLife (kinh doanh thịt heo - gà) và Masan High-Tech Materials (cung cấp vật liệu Vonfram dùng trong ngành điện tử, hóa chất, ô tô...) bị giảm.

Ngoài ra, tập đoàn còn bị ảnh hưởng từ khoản lỗ chưa được hiện thực hóa do biến động tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại khoản nợ bằng USD (khoảng 168 tỷ đồng), thu nhập từ Techcombank giảm (khoảng 101 tỷ đồng), không còn khoản thu nhập một lần như quý 3 năm trước.

Lũy kế 9 tháng, Masan thu về gần 55.550 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn lãi ròng hơn 3.950 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Dựa vào kết quả hoạt động trên, Masan dự kiến doanh thu cả năm 2022 đạt 75.000 - 80.000 tỷ đồng, và lãi sau thuế đạt từ 4.800 - 5.500 tỷ đồng - thấp hơn 2.100 - 3.000 tỷ so với mục tiêu lãi sau thuế từ 6.900 - 8.500 tỷ đồng đã đề ra hồi năm nay.

"Do điều kiện thị trường không thuận lợi và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, tuy nhiên, con số này vẫn thể hiện mức tăng trưởng vững chắc khi chuẩn hóa mức nền cao của năm 2021", Masan lý giải về việc hạ mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2022.

Với Hòa Phát, dù doanh nghiệp đầu ngành thép không trực tiếp công bố hạ mục tiêu LNST năm 2022 (kế hoạch đạt khoảng 25.000-30.000 tỷ đồng, giảm 13-28% so với năm 2021) song với tình hình thị trường thép diễn biến kém khả quan, đặc biệt là sau khi Hòa Phát công bố kết quả kinh doanh quý 3 lỗ ròng gần 1.800 tỷ đồng cũng như phải tạm dừng hoạt động 4 trong tổng số lò cao, nhiều đơn vị phân tích đã giảm mạnh dự báo kết quả lợi nhuận quý 4 và cả năm 2022 của nhà sản xuất thép này.

Cụ thể, Chứng khoán SSI đã giảm 16% mức dự báo LNST năm 2022 của Hòa Phát xuống 10.200 tỷ đồng, tương ứng với khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý cuối năm nay.

Chứng khoán SSI cũng điều chỉnh dự báo LNST năm 2023 của Hòa Phát giảm 14% xuống 10.880 tỷ đồng, cao hơn gần 7% so với năm 2022 nhờ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá giảm cùng giá than cốc thấp hơn.

Tương tự, Chứng khoán VNDirect cũng giảm mạnh dự báo lợi nhuận của Hòa Phát năm nay từ mức 23.657 tỷ đồng xuống 11.213 tỷ, tương đương mức giảm gần 53%. Với dự báo này, VNDirect ước tính Hòa Phát không lỗ trong quý 4 nhưng mức lợi nhuận thu về chỉ đạt khoảng 770 tỷ đồng, giảm tới 90% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong hai năm tiếp theo, VNDirect điều chỉnh hạ dự báo lợi nhuận của Hòa Phát xuống còn 13.869 tỷ đồng năm 2023 và 16.619 tỷ năm 2024, giảm lần lượt 51% và 45% so với dự báo trước đó.

Ở nhóm doanh nghiệp bé hơn, mới đây CTCP Chứng khoán KS đã hoàn tất lấy ý kiến cổ đông thông qua điều chỉnh doanh thu năm 2022 giảm hơn 56% so với kế hoạch ban đầu, còn 890 tỷ đồng, và LNST giảm 63% còn 450 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo công ty, từ tháng 4 đến nay, tình hình thị trường có nhiều biến động lớn và chiến lược kinh doanh của công ty thay đổi theo hướng gắn với phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán truyền thống dựa trên công nghệ. Điều này đã tác động mạnh đến kế hoạch kinh doanh của Chứng khoán KS.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu hoạt động của Chứng khoán KS đạt 719 tỷ đồng và LNST gần 344 tỷ đồng, đều cao gấp hơn 3,5 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, phần lớn nguồn thu của công ty lại đến từ nghiệp vụ lưu ký chứng khoán với 402 tỷ đồng doanh thu. Doanh thu môi giới và các khoản cho vay tăng mạnh từ mức nền thấp năm trước, lần lượt là 131 tỷ đồng và 8 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác là CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (mã HT1) cũng vừa phê chuẩn hạ mục tiêu LNST năm 2022. Theo kế hoạch mới, công ty đạt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác 8.655 tỷ đồng, LNST (chưa tính chênh lệch tỷ giá) hơn 254,5 tỷ đồng. So với kế hoạch đã trình tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào tháng cuối tháng 4, chỉ tiêu LNST mới đã giảm gần 37%.

Trong 9 tháng đầu năm, Vicem Hà Tiên ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.603 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 37,2% lên hơn 5.921 tỷ đồng cộng với các khoản chi phí đều tăng so với cùng kỳ khiến lãi sau thuế của công ty chỉ đạt 204 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE