Tim Cook đã thay đổi Apple của Steve Jobs như thế nào?

Kể từ khi được Steve Jobs bổ nhiệm làm CEO năm 2011, Apple dưới triều đại Tim Cook đã chứng kiến doanh thu tăng gấp ba và có hơn 1 tỷ người dùng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Điều này sẽ không xảy ra nếu Steve Jobs còn sống” là một trong những lời xúc phạm bị lạm dụng nhất nhằm vào CEO Tim Cook khi ông làm điều gì họ không vừa ý. Sự thật là Tim Cook đã làm nhiều điều để Apple trở thành một công ty quyền lực và đầy lợi nhuận.

1. Apple kiểm soát định mệnh của mình       

Apple đang tăng cường tự thiết kế chip và cảm biến bên trong thiết bị. Nó cho phép công ty kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng phần cứng và trải nghiệm phần mềm, hai yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của iPhone cũng như các thiết bị ra mắt trong tương lai.

2. Apple vừa là công ty dịch vụ vừa là công ty thiết bị

12% doanh thu Apple đến từ các dịch vụ số như iCloud, Apple Pay, AppleCare và App Store. Nó đang tăng nhanh hơn bất kỳ doanh số phần cứng nào khác. Cook bày tỏ: “Tôi mong đợi nó sẽ trở nên khổng lồ. Hiện tại, nó đã rất lớn rồi. Nếu nhìn vào nó như một cá thể, rất khó để tìm ra nhiều công ty lớn như vậy”.

3. Apple đồng nghĩa với doanh nghiệp

Apple chưa từng tập trung nhiều vào bán hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới tay Cook, nhà sản xuất iPhone đã ký thương vụ lớn với IBM để bán thiết bị cho thế giới này. iPad Pro ngày càng hướng đến đối tượng doanh nhân nhiều hơn, biến iPad từ một sản phẩm tiêu dùng thành một mẫu laptop kinh doanh thế hệ mới.

4. Apple là nhãn hiệu thời trang

Các sản phẩm của Apple từ lâu được xem là chuẩn mực của thiết kế công nghiệp nhưng Cook mới là người đưa ý tưởng về các mùa và các bộ sưu tập sản phẩm, chẳng hạn Apple Watch. Diện mạo mới của Apple Store trong bàn tay của Angela Ahrendts, một cựu quan chức thời trang cao cấp, phản ánh hướng đi này.

5. App Store là nền tảng tiếp thị

1 tỷ người vào App Store hàng ngày để tìm thứ gì đáng cài đặt trên iPhone và Apple đang phụ thuộc nhiều vào lượt tải hơn. Giám đốc Tiếp thị Apple Phi Schiller hiện tại điều hành chợ ảo này và thực hiện thay đổi trong 6 tháng qua nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó.

6. Apple cho công chúng dùng thử sản phẩm

Apple đã nhận ra không thể trở nên hoàn hảo một cách âm thầm. Đây là điều đã dẫn đến “thảm họa Apple Maps” vài năm trước. Sai lầm với Apple Maps cũng là cột mốc đánh dấu sự thay đổi vĩnh viễn trong triết lý về phần mềm của Apple. Bí mật sản phẩm giờ đây đã không còn quá quan trọng và Apple quyết định hy sinh bí mật để đổi lại một sản phẩm hoàn thiện, làm hài lòng người dùng. Kể cả Apple Watch cũng phản ánh thiện chí của công ty trong việc ra mắt một sản phẩm để xem người dùng thích gì, không thích gì và thay đổi.

7. Apple theo đuổi các mặt trận mới

Từ xe hơi đến chăm sóc sức khỏe và nội dung gốc, Apple đang đặt cược lớn vào các thị trường vốn đã đông đúc, phức tạp và dường như khó thống trị một cách đơn độc. “Chiến lược của chúng tôi là trợ giúp bạn trong mọi mặt đời sống mà chúng tôi có thể”, Tim Cook trần tình.

8. Apple là thế lực tài chính toàn cầu

Công ty sở hữu 233 tỷ USD tiền mặt, chi xấp xỉ 117 tỷ USD mua lại cổ phiếu trong hơn 2 năm vừa qua. Dù vài người có thể thấy đây là việc vô nghĩa, nó lại nằm trong chiến lược chuyên nghiệp hóa Apple của Tim Cook. Sự tinh vi về tài chính có thể hoàn thiện các sức mạnh khác của Apple. Tham vọng của Cook là muốn “Apple ở đây mãi mãi”.

9. Apple đứng về phía công chúng

Steve Jobs có một sứ mệnh là phổ biến máy tính như “chiếc xe đạp của trí tuệ” và làm chúng đẹp đẽ như bất kỳ thứ gì khác mà mọi người quan tâm trong cuộc sống. Còn với Cook, ông đang biến Apple thành công ty nhân đạo thông qua việc công khai mình là người đồng tính, ủng hộ chính sách liên quan đến chuyển giới; đấu tranh với FBI về vấn đề quyền riêng tư của người dùng; thúc đẩy Apple trở thành người đi đầu về lĩnh vực môi trường trong một ngành vốn tiêu tốn rất nhiều nguồn lực tài nguyên. “Niềm tin của tôi là các công ty cũng phải có phẩm giá như con người”.

Theo ICT News

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE