Tiếp tục có kiến nghị gửi Thủ tướng xem xét dừng thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến các doanh nghiệp, Ban IV vừa tiếp tục có báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về một số bất cập, tác động tiêu cực của việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM.
Phí phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng... cảng biển của TP.HCM được doanh nghiệp đánh giá còn bất cập (Ảnh minh họa)
Phí phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng... cảng biển của TP.HCM được doanh nghiệp đánh giá còn bất cập (Ảnh minh họa)

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính vừa tiếp tục có báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM.

Theo Ban IV, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp, từ thực tế khối lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cảng trên địa bàn TP.HCM là rất lớn, việc áp dụng thu phí cảng biển kể từ ngày 1/4 của thành phố khiến số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và hệ lụy từ quyết định này là "đặc biệt lớn".

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc TP.HCM gia tăng một gánh nặng chi phí mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa bối cảnh chi phí logistics đã tăng quá cao trong thời gian qua là thể hiện sự "ngược dòng" với chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau đại dịch.

"Quyết định của một địa phương như vậy có thể làm giảm rất nhiều niềm tin của các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra hệ lụy là tăng chi phí logistics, đội giá thành sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn hơn trong việc cạnh tranh, phục hồi và làm giảm sức hút của môi trường đầu tư trong nước", báo cáo của Ban IV cho biết.

Đáng chú ý, việc quy định mức thu phí chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TP.HCM và ngoài TP.HCM là không phù hợp Luật phí, lệ phí và Luật hải quan hiện hành, tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận, gây xáo trộn trong công tác quản lý.

Theo Ban IV, từ thực tiễn, các doanh nghiệp khi mở tờ khai tại TP.HCM hay mở tờ khai tại các tỉnh lân cận đều sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM như nhau.

Thậm chí, khi doanh nghiệp mở tờ khai tại các cục hải quan địa phương ngoài TP.HCM thì hàng hóa sau khi cập cảng sẽ được chuyển về nhà máy, xí nghiệp, nên việc sử dụng cơ sở hạ tầng cảng biển còn ít hơn so với khi mở tờ khai tại TP.HCM.

Từ đó, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị dừng việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển.

Đồng thời, mức thu phải dựa trên cơ sở minh bạch nguồn đầu tư trước đó. Việc thu phí là để bù đắp một phần đầu tư thay vì thu để đầu tư xây dựng các hạ tầng khác của thành phố, thu công bằng giữa các chủ thể sử dụng hạ tầng thay vì phân biệt như hiện nay theo địa điểm mở tờ khai thông quan.

Đặc biệt, Ban IV cũng kiến nghị không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế, gồm hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa; hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất.

Như đã thông tin, liên quan đến việc TP.HCM bắt đầu thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM từ 1/4/2022, thời gian qua các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp đã nhiều lần lên tiếng về quyết định được cho là bất hợp lý này.

Cận kề thời điểm thu phí, vào đầu tháng 3, 7 hiệp hội doanh nghiệp đã gửi kiến nghị TP.HCM chưa thu phí hạ tầng cảng biển trong năm 2022. Theo các đơn vị này, nếu TP.HCM vẫn tiếp tục quyết thu phí cảng biển từ ngày 01/4, sẽ khiến doanh nghiệp kiệt quệ...

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE