Tiền Giang sẽ sớm có thêm quỹ đất công nghiệp để thu hút đầu tư

Chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp đã được Thủ tướng yêu cầu rà soát và bổ sung. Vì vậy, tỉnh Tiền Giang sẽ sớm có thêm quỹ đất công nghiệp để thu hút đầu tư.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Trưởng đoàn công tác của Chính phủ chia sẻ trong buổi việc với tỉnh Tiền Giang chiều 12/5.

Theo ông Hà Thiện Ý – Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang, trong 4 tháng vừa qua, địa phương này có 281 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 33,9% so với kế hoạch và giảm 17,1% về số doanh nghiệp so cùng kỳ. Nguyên nhân số doanh nghiệp đăng ký mới giảm là do trong năm 2022 số doanh nghiệp đăng ký mới tăng đột biến sau dịch COVID-19.

Sản xuất công nghiệp của Tiền Giang dù gặp một số khó khăn do các doanh nghiệp bị giảm đơn hàng xuất khẩu nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 3,7%.

Lũy kế 4 tháng đầu năm tỉnh đã giải ngân được 1.906 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch, tăng hơn 40% so cùng kỳ năm trước. Đầu tư công của Tiền Giang thuộc nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước.

Về lĩnh vực đầu tư tư nhân, trong 4 tháng tỉnh thu hút được 5 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.902 tỷ đồng; trong đó có 2 dự án vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, vướng mắc nhất hiện nay của Tiền Giang là lĩnh vực bất động sản do việc triển khai đầu tư xây dựng dự án gặp khó khan. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng… dẫn đến nguồn cung sụt giảm.

Số lượng dự án được chấp thuận mới, khởi công xây dựng và hoàn thành đúng thời gian còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở thương mại, nhà ở thương mại có giá phù hợp cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Giá bất động sản cao hơn nhiều so với thu nhập của người dân.

Toàn tỉnh hiện đang thực hiện 23 dự án với tổng diện tích đất khoảng 153 ha, gồm gần 7.300 căn hộ có tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1,379 triệu m2. Cùng đó là 5 dự án nhà ở xã hội, cung cấp khoảng 5.000 căn hộ tại các khu công nghiệp và thành phố Mỹ Tho.

Tương tự nhiều địa phương khác, Tiền Giang phản ánh đang gặp khó khi triển khai các dự án nhà ở xã hội; thủ tục đầu tư, xây dựng; giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Cùng đó, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp hay việc áp dụng quy định mới về phòng cháy chữa cháy tại công trình và một số thủ tục hành chính khiến 2 dự án điện gió tại tỉnh không được hưởng ưu đãi đầu tư… cũng đang gặp “rào cản”.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất, Chính phủ xem xét ban hành gói cho vay hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn này như kéo dài thời gian và mức hạ lãi suất.

Bên cạnh đó, xem xét giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; trong đó có các dự án điện gió được hưởng ưu đãi đầu tư… Đặc biệt, tỉnh kiến nghị Chính phủ bổ sung quy hoạch thêm 300 ha đất khu công nghiệp cho Tiền Giang để phát triển Khu công nghiệp Tân Phước 2.

Ngoài ra, tỉnh kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phát triển và quản lý thị trường bất động sản. Cụ thể là bổ sung đối tượng thu nhập thấp có hộ khẩu tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; xem xét sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Nhà ở với nội dung bãi bỏ quy định “phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án”.

Đồng thời, Tiền Giang cũng kiến nghị một số vấn đề liên quan đến an toàn công trình xây dựng, quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời…

Chia sẻ với những vướng mắc của Tiền Giang, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thông tin, trong dự thảo Luật Nhà ở sẽ bỏ quy định về hộ khẩu khi mua nhà ở xã hội và bỏ quy định dành 20% trong quỹ đất nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội.

“Tất cả những thay đổi này nhằm hướng tới an sinh xã hội, người thu nhập thấp có nhà ở khang trang” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; trong đó có đầu tư công và thu hút đầu tư, triển khai các dự án trọng điểm; tìm hướng tăng giá trị xuất khẩu và kích thích tiêu dùng.

Mặt khác, Tiền Giang cần quản lý các cấp quy hoạch và phát triển nâng cấp đô thị; quan tâm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động… Với những kiến nghị không thuộc thẩm quyền, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị các bộ, ngành tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tìm hướng giải quyết.

Theo Vnanet

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, nguồn cung nhà ở mới quý I/2024 đạt gần 2.300 sản phẩm, tổng nguồn cung sơ cấp đạt gần 15.100 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 30-40%, tăng 320% so với quý I/2023.

Chat với BizLIVE