Thị trường tiền mã hoá “hụt chân” nửa đầu năm 2022: “Cú sốc” Luna và điều kiện vĩ mô bất lợi

Từ đầu năm, Bitcoin có mức giảm 57,8%, kéo theo sự sụt giảm vốn hoá toàn thị trường khoảng 70% kể từ ATH (cao nhất mọi thời đại), tương đương hơn 2.000 tỷ USD.
Thị trường tiền mã hoá trải qua nửa đầu năm 2022 đầy biến động
Thị trường tiền mã hoá trải qua nửa đầu năm 2022 đầy biến động

Theo báo cáo về thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 do Coin98 công bố mới đây, những nguyên nhân chính dẫn tới Bitcoin giảm giá và thị trường đi xuống là UST (đồng tiền ổn định của hệ sinh thái Terra) mất peg khiến Luna Foundation Guard phải bán tháo BTC trong Treasury để trợ giá cho UST.

Nguyên nhân thứ hai là sự kiện Celsius dẫn tới tình trạng thanh lý tài sản trên các giao thức cho vay. Lý do cuối cùng là Three Arrows Capital có nguy cơ phá sản và những khúc mắc đằng sau đó.

Diễn biến giá Bitcoin nửa đầu năm 2022

Diễn biến giá Bitcoin nửa đầu năm 2022

Sự sụp đổ của Terra (Luna) và hệ sinh thái gây tổn thất nặng nề cho các bên liên quan. Hiện tại, chưa có thống kê tổng quan về tổn hại của Terra, hệ sinh thái và những bên chịu tổn thất xung quanh UST.

Sự kiện này tạo ra áp lực bán trên thị trường crypto (OTC, thị trường thứ cấp...), các bên bị ảnh hưởng có xu hướng xu hướng giảm bớt tỷ trọng vị thế với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Thông qua các giao thức vay và cho vay, “tiền” được tạo ra thêm, việc thua lỗ khi đầu tư vào Terra (Luna) và hệ sinh thái xung quanh UST làm tăng rủi ro thanh toán cho các bên liên quan.

Sự kiện Luna và UST kích hoạt đổ vỡ dây chuyền cho các bên như Celsius, Three Arrows Capital... Đây là những tổ chức lớn trên thị trường.Vì thế, khi gặp khó khăn sẽ kéo theo rất nhiều bên liên quan. Do đó, còn quá sớm để kết luận sự ảnh hưởng kết thúc.

Nhìn chung, các điều kiện vĩ mô đang không thuận lợi cho thị trường tiền mã hoá. Kết hợp với yếu tố không có nhiều sản phẩm mới đột phá khiến những rủi ro về thanh khoản và sự sụt giảm về nhu cầu, kích hoạt sự đi xuống của thị trường.

Rủi ro thanh khoản biểu hiện ở các Staked assets (như stETH), các deal từ thị trường sơ cấp (dẫn tới tình trạng thiếu thanh khoản của Three Arrows Capital), Luna không đủ thanh khoản để giữ Peg cho UST…

Nhu cầu thị trường sụt giảm càng làm trầm trọng hơn khiến tình trạng thanh lý có thể xảy ra mà không có thanh khoản khiến giá sụt giảm mạnh. Điều này biểu hiện rất rõ trong sự kiện Solend chiếm quyền quản lý ví người dùng.

Quản trị rủi ro kém là nguyên nhân chính dẫn tới những hệ luỵ. Điều này cũng cho thấy, những tổ chức lớn quản lý hàng tỷ USD khi bước vào thị trường này vẫn chưa đánh giá được hết các rủi ro tiềm tàng. Như vậy, thị trường tiền mã hoá phát triển với đỉnh vốn hoá đạt 3.000 tỷ USD nhưng vẫn còn rất non trẻ.

Bên cạnh đó, việc các cá voi nắm giữ lượng lớn Bitcoin trên thị trường hiện nay như Microstrategy, Tesla hay El Salvador đang ghi nhận lỗ càng làm cho tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực. Với những bên chịu áp lực nợ vay như Microstrategy, khi lượng BTC nắm giữ bị thanh lý sẽ có nhiều khả năng khiến giá giảm mạnh do hiện nay thanh khoản trên thị trường crypto khá mỏng.

Sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bảo mật

Tình trạng các dự án bị tấn công trong nửa đầu năm 2022 đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới sự đánh đổi giữa tăng trưởng nóng và bảo mật.

Hacker chiếm hàng trăm triệu USD mỗi tháng từ thị trường tiền mã hoá

Hacker chiếm hàng trăm triệu USD mỗi tháng từ thị trường tiền mã hoá

Theo dữ liệu được ghi nhận được từ The Block, nửa đầu năm 2022 là giai đoạn thị trường chứng kiến nhiều sự kiện tấn công với giá trị tài sản lớn nhất. Tổng giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công được ghi nhận trong nửa đầu năm 2022 là khoảng 1,6 tỷ USD.

Có tới 4 trên 6 tháng trong nửa đầu năm, giá trị tài sản thất thoát ở mức trên 200 triệu USD. Tháng 2 và 3 ghi nhận mức thiệt hại tăng vọt bởi hai vụ hack lớn trong mảng Bridge (Wormhole và Ronin Bridge).

Thống kê các vụ tấn công theo hệ sinh thái cho thấy các blockchain Non-EVM và EVM Compatible (EVM: quản trị giá trị thu được) có mức thiệt hại lớn hơn. Cụ thể, các vụ việc liên quan tới Ethereum chỉ chiếm 17,7% giá trị trong khi đó các blockchain Non-EVM và EVM Compatible chiến lần lượt là 29,9% và 52,4%.

Tuy trong năm 2021, các blockchain Layer 1 (Non EVM và EVM Compatible) đều có mức lợi nhuận rất tốt nhưng khi mùa tăng trưởng đi qua, các hệ sinh thái này bộc lộ ra nhiều điểm yếu về vấn đề bảo mật.

Thống kê các vụ tấn công theo hệ sinh thái

Thống kê các vụ tấn công theo hệ sinh thái

Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của người dùng đối với các giao thức trong hệ sinh thái. Đồng thời khiến thanh khoản của thị trường tiền mã hoá mỏng hơn, càng làm tồi tệ thêm trong tình cảnh bear market (thị trường đi xuống).

Báo cáo của Coin98 tổng kết thị trường tiền mã hoá trong nửa đầu năm 2022 có những nét chính.

Thị trường nói chung diễn biến tiêu cực và không có nhiều “đất” để tăng trưởng do tác động tiêu cực từ phía vĩ mô.

Sự ảnh hưởng dây chuyền của các sự kiện như Terra, Celsius, Three Arrows Capital… gây áp lực báo tháo trên thị trường. Những sự kiện này cũng cho thấy sự chưa hoàn thiện trong khâu quản trị rủi ro của các tổ chức tiền mã hoá.

Các vụ hack liên tiếp xảy ra là hệ quả của việc đánh đổi giữa tăng trưởng nóng mà chưa xem trọng về bảo mật.

Mặt khác, thị trường đi xuống cũng bài test để tìm ra những cơ hội đầu tư mới với tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE