Thị trường chứng khoán bị "bủa vây" bởi tin đồn: Lãnh đạo UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư cần tỉnh táo

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán khẳng định TTCK Việt Nam 2022 vẫn được đánh giá khả quan, do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế, tránh đầu tư theo trào lưu, đầu cơ rủi ro cao.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mặc dù VN-Index tăng gần 22 điểm trong phiên ngày hôm nay, song 3 phiên giảm điểm mạnh trước đó đã làm cho vốn hóa thị trường bốc hơi hơn 11 tỷ USD và khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) rất dễ bị tác động từ những thông tin bên ngoài hoặc mang tính sự vụ, hay tin đồn thất thiệt, chia sẻ với báo chí, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có 2 công điện trong đó đã chỉ đạo nhiều biện pháp để bảo đảm TTCK, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn và phát triển bền vững.

Về phía cơ cơ quan quản lý, Bộ Tài chính cũng rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt UBCKNN và các đơn vị chức năng trong việc tăng cường sự phát triển ổn định, lành mạnh của TTCK.

Thời gian qua, hàng loạt sai phạm cũng đã được các cơ quan quản lý xử lý nghiêm. Điển hình là các cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng vì có hành vi thao túng TTCK, hay sai phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

"Những chỉ đạo và hành động quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan quản lý, chúng tôi cho rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát triển lành mạnh, bền vững hơn trong tương lai", Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán nói1.

Cũng theo lãnh đạo Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ thị trường phát triển, UBCKNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường; đồng thời, nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng công bố thông tin trên thị trường.

Mặt khác, UBCKNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm, cũng như rà soát, tiến hành xử lý các đối tượng tung, phát tán tin giả, tin đồn sai sự thật trên thị trường,…

"Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư cần thực sự bình tĩnh, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tình hình vĩ mô thế giới, trong nước, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp", bà Tạ Thanh Bình khuyến cáo.

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán khẳng định, TTCK Việt Nam 2022 vẫn được đánh giá khả quan, do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế, tránh đầu tư theo trào lưu, đầu cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều tin giả, tin đồn như thời gian gần đây, nhà đầu tư cần theo dõi thông tin chặt chẽ tại các nguồn thông tin chính thống, tránh bị tác động tâm lý không mong muốn dẫn đến sai lầm trong đầu tư.

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN - Ảnh: UBCKNN

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN - Ảnh: UBCKNN

Phân tích rõ hơn về triển vọng của TTCK trong năm 2022, bà Tạ Thanh Bình cho rằng, mặc dù, biên độ dao động và nhịp độ biến động có thể sẽ lớn hơn, song TTCK Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì.

Theo đó, dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm, nhưng đến thời điểm hiện tại đã được kiểm soát tốt hơn, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế. Số liệu công bố chính thức cũng đã cho thấy, tăng trưởng GDP quý 1 đã tăng khá mạnh trở lại, đạt 5,03%.

Đồng thời, mặt bằng lãi suất có khả năng vẫn duy trì ổn định ở mức thấp để hỗ trợ kinh tế phục hồi. Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng ổn định, do vậy, dòng tiền có khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào TTCK. Bên cạnh đó, sức ép lên lạm phát là có và không thể chủ quan, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để kiểm soát trong mục tiêu đề ra.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đã quán triệt nhiều chính sách sách tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng với chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua nhiều giải pháp về trong lĩnh vực thuế, hải quan,… để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực chứng khoán, nhiều chính sách đã được Bộ Tài chính kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, thị trường và đã chứng minh được hiệu quả trong bối cảnh tác động không nhỏ bởi dịch COVID-19 vừa qua.

Về các yếu tố nội tại của TTCK, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cho biết, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ.

Tính đến ngày 31/3/2022 có 1.293/1.609 công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, tương đương 80% tổng số công ty báo cáo. Trong đó, 1.156/1.293 công ty báo cáo có lãi, chiếm 89% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo, cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 88%. Nếu tính riêng các công ty niêm yết, có 598/632 công ty niêm yết báo cáo có lãi trong năm 2021, chiếm 95% số công ty niêm yết thực hiện báo cáo, cao hơn số công ty niêm yết báo lãi trong năm 2020 là 584/632, tương đương 92%.

"Với triển vọng phục hồi kinh tế, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên TTCK đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng cao trong năm 2022", bà Bình nói thêm.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBCK nhận định, TTCK Việt Nam vẫn còn đó nhiều yếu tố hỗ trợ được cho “đặc sản riêng có” so với nhiều thị trường khu vực, như kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, công tác cổ phần hóa, thoái vốn được đẩy mạnh,...

Cùng với đó, dòng tiền trên thị trường năm 2022 kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi các rủi ro trên toàn cầu giảm bớt, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến các thị trường có tiềm năng và có các yếu tố riêng có như Việt Nam. Đối với dòng tiền nội, dù tăng mạnh trong thời gian qua, song TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong nước.

Ngoài ra, mức định giá của TTCK Việt Nam vẫn ở mức hấp dẫn so với nhiều thị trường khu vực. Theo Reuters, tỷ lệ P/E dự báo 12 tháng của VN-Index vào đầu tháng 3/2022 đạt khoảng 13,3 lần, thấp hơn mức từ 16 - 17 lần tại các thị trường khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cho rằng TTCK Việt Nam vẫn có thể đối diện với không ít những rủi ro, thách thức.

Theo đó, trên thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, rủi ro như: biến chủng COVID-19 mới; các gói kích thích kinh tế cắt giảm; xu hướng lãi suất tăng; áp lực lạm phát; căng thẳng địa chính trị;… Đối với các yếu tố trong nước, dù triển vọng tích cực, nhưng COVID-19 vẫn là yếu tố bất định, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu đầu vào, giá năng lượng tăng mạnh,… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE