Thị trường 24h: Kinh doanh cửa hàng tiện lợi, cuộc chiến của 3 “ông lớn”

Trước khi 7-Eleven quyết định thâm nhập thị trường 90 triệu dân của Việt Nam thì 2 thương hiệu cửa hàng tiện lợi lớn của Nhật là Ministop và FamilyMart cũng đã có mặt. Tuy nhiên, việc thương hiệu nào trong số 3 thương hiệu này có thể lấn át thương hiệu khác thì phải "hạ hồi phân giải". 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sau nhiều năm lần nữa, cuối cùng, 7-Eleven - thương hiệu cửa hàng tiện lợi (CHTL) có số lượng lớn nhất toàn cầu đã công bố chính thức bước vào Việt Nam. Dù vậy, nhưng để phát triển tại thị trường mà thói quen mua sắm ở chợ truyền thống và cửa hiệu tạp hóa vẫn còn săn sâu trong tâm thức người tiêu dùng, là điều không dễ. 

Trước khi 7-Eleven quyết định thâm nhập thị trường 90 triệu dân này thì 2 thương hiệu CHTL lớn của Nhật là Ministop và FamilyMart cũng đã có mặt. Tuy nhiên, hoạt động của hai thương hiệu này cũng chẳng mấy suôn sẻ khi phải thay đổi đối tác đầu tư. (Xem tiếp)

Hiện tại, người dùng Việt Nam thích ăn những chiếc xúc xích tươi rán lên kẹp bánh mì hoặc ăn với cơm hơn. Nó có vị ngọt, thơm và quan trọng là cảm giác làm từ “thịt thật”. Đây cũng là điều mà doanh nghiệp đang dẫn đầu ngành xúc xích tại Việt Nam – Vissan cũng phải thừa nhận.
Đáng lưu ý là thị trường xúc xích tiệt trùng của Việt Nam chưa hề lên tới “đỉnh” nhưng đã dịch chuyển sang phân khúc xúc xích tươi. Theo số liệu thống kê từ Vissan, mức tiêu thụ xúc xích tiệt trùng của người Việt chỉ ở mức 0,55kg/người/năm, trong khi quốc gia láng giềng Trung Quốc tiêu thụ trung bình 0,76kg/người/năm. (Xem tiếp)
Cuộc chiến xúc xích: Hãy quên tiệt trùng đi, giờ người ta thích đồ tươi!
Ảnh minh họa.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, về bản chất Quỹ bình ổn chỉ hiệu quả khi thị trường lên xuống nhịp nhàng trong chu kỳ ngắn và có thể dự báo được còn thị trường diễn biến theo một chiều lên hoặc xuống trong thời gian dài và mức độ tăng, giảm lớn dùng Quỹ bình ổn rấy khó giữ được sự bình ổn của thị trường.
"Bản chất của thị trường mang tính đầu cơ, khi lên rất nhanh, xuống rất mạnh do đó Quỹ bình ổn chỉ làm chậm tiến trình điều chỉnh giá", ông Độ phân tích. (Xem tiếp)
"Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Công ty IPP Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ so với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng đang bị buộc phải tham gia vào sân chơi với các tập đoàn đa quốc gia có nguồn vốn hàng trăm, hàng nghìn tỉ đô la. Các tập đoàn nước ngoài có tiền mặt và sẵn sàng thâu tóm bất cứ công ty Việt Nam nào. Ngay như công ty tôi, nhiều nhà đầu tư Thái Lan, Mỹ, Nhật… cũng đang có ý định dòm ngó. Nếu đuối sức cạnh tranh, chúng tôi buộc phải hiến thân”. (Xem tiếp)
Tại cuộc họp báo của Bộ Tài chính chiều nay, ngày 20/8, ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính, cho biết chắc chắn giá sữa sẽ giảm sau khi giảm thuế.
“Theo EVFAT, sữa và sản phẩm sữa Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan sau 3 – 5 năm và việc giảm thuế nhập khẩu sẽ làm cho giá sữa giảm”, ông Tùng khẳng định. (Xem tiếp)

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE