Thêm một doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cả trăm tỷ đồng vì chi hơn 1.100 tỷ mua cổ phiếu HPG

Với việc đầu tư gần 1.110 tỷ đồng vào cổ phiếu HPG trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm mạnh, Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt đang phải trích lập dự phòng 296 tỷ đồng cho khoản đầu tư này, tương ứng mức lỗ gần 27%.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (mã TVC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 với doanh thu thuần chỉ đạt 17,4 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của TVC giảm 78% so với cùng kỳ năm trước xuống 21,7 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng lên 305 tỷ đồng, gấp 9,4 lần cùng kỳ. Cùng với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gần gấp đôi lên 16,4 tỷ đồng. Kết quả, công ty lỗ sau thuế hơn 288 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 141 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của TVC đạt 94 tỷ đồng, giảm 61% so với 6 tháng đầu năm 2021 và lợi nhuận sau thuế âm 258 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 264 tỷ đồng.

Năm 2022, TVC đặt kế hoạch doanh thu 350 tỷ đồng, lãi sau thuế 164 tỷ đồng, lần lượt giảm 63,4% và 70% so với kết quả năm 2021. Như vậy, 6 tháng đầu năm công ty mới thực hiện được 27% chỉ tiêu doanh thu và ngày càng đi xa mục tiêu lợi nhuận.

Theo giải trình của công ty, sự sụt giảm doanh thu và tăng chi phí tài chính trong quý 2 là do trong kỳ, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh dẫn tới hoạt động đầu tư chứng khoán không đạt kết quả như kỳ vọng, công ty phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Nguồn: BCTC quý 2 hợp nhất của TVC

Nguồn: BCTC quý 2 hợp nhất của TVC

Theo đó, doanh thu tài chính giảm chủ yếu do không ghi nhận lãi từ hợp tác đầu tư chứng khoán, trong khi kỳ trước lãi 48,6 tỷ đồng, đồng thời khoản lãi từ đầu tư chứng khoán cũng giảm mạnh chỉ còn 637 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 43,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng mạnh do công ty phải trích lập dự phòng 271 tỷ đồng, ngoài ra công ty cũng ghi nhận lỗ chứng khoán khoảng 18 tỷ đồng.

Trong phần thuyết minh, TVC cho biết, công ty đang đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vào các cổ phiếu HPG (1.110 tỷ), TCB (54 tỷ), FPT (280 tỷ), MWG (344 tỷ) và PVT (70 tỷ). Công ty đang phải trích lập dự phòng gần 316 tỷ đồng cho danh mục chứng khoán kinh doanh, trong đó, riêng khoản trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào HPG đã lên tới 296 tỷ đồng, tương ứng với mức lỗ gần 27%.

Danh mục cổ phiếu đầu tư của TVC - Nguồn: BCTC quý 2 hợp nhất của TVC

Danh mục cổ phiếu đầu tư của TVC - Nguồn: BCTC quý 2 hợp nhất của TVC

Kết phiên giao dịch ngày 2/8, giá cổ phiếu HPG tăng nhẹ 0,44% lên 22.900 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, so với mức đỉnh cách đây 9 tháng, thị giá cổ phiếu HPG đã giảm gần 48%. Vốn hóa của Hòa Phát theo đó cũng chỉ còn 133.159 tỷ đồng và không còn trong top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Cổ phiếu HPG sụt giảm trong bối cảnh nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, đặc biệt là sự giảm mạnh của giá thép.

Diễn biến cổ phiếu HPG 1 năm qua

Diễn biến cổ phiếu HPG 1 năm qua

Cùng với đà lao dốc của cổ phiếu HPG, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí cả những doanh nghiệp "tay ngang" đều phải "gồng" lỗ hoặc cắt lỗ cổ phiếu này.

Đầu tiên phải kể đến nhóm tự doanh các công ty chứng khoán trong đó Chứng khoán Trí Việt (mã TVB) là cái tên ôm lỗ nặng nhất với HPG. Khoản đầu tư vào HPG được TVB để dưới dạng chứng khoán sẵn sàng bán có giá gốc gần 197 tỷ đồng nhưng giá trị hợp lý chỉ còn chưa đến 112 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 85 tỷ đồng.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đang "kẹp" một lượng lớn cổ phiếu HPG và tạm lỗ. Công ty chứng khoán này đã bỏ gần 110 tỷ đồng mua cổ phiếu HPG trong quý 1 và đã cắt lỗ một phần, hiện còn gần 85 tỷ đồng theo giá gốc. Tuy nhiên, giá trị hợp lý chỉ còn 55 tỷ đồng, do đó VDSC ghi lỗ gần 30 tỷ đồng.

Nắm giữ cổ phiếu HPG với giá trị ít hơn, nhưng Chứng khoán SSI (SSI) cũng đang tạm lỗ hơn 7 tỷ đồng trên giá vốn gần 36 tỷ đồng.

Tương tự các công ty chứng khoán, một số quỹ đầu tư cũng ghi nhận hiệu suất tệ do nắm giữ HPG, chẳng hạn Ballad Fund thuộc SGI Capital. Theo báo cáo tháng 6, hầu hết cổ phiếu trong danh mục của quỹ đều giảm trong đó HPG tiếp tục có hiệu suất tệ nhất danh mục với mức giảm 35,7%. Ballad Fund qua đó cũng kết thúc tháng với hiệu suất âm 5%.

Các quỹ đầu tư lớn như VEIL của Dragon Capital, VinaCapital VOF,... cũng thường xuyên giữ HPG trong top 10 cổ phiếu tỷ trọng lớn nhất danh mục nên khi mã này giảm sâu, hầu hết các quỹ trên đều ghi nhận hiệu suất âm trong tháng 6 và cả 6 tháng đầu năm.

Từ đầu năm đến nay, HPG cũng là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất thị trường với giá trị lên đến 6.140 tỷ đồng (tính đến cuối tháng 7), tương ứng khối lượng hơn 163 triệu đơn vị. Trong đó, từ đầu tháng 3, VEIL đã liên tục có động thái bán ra cổ phiếu HPG và giảm tỷ trọng xuống chỉ còn 6,18% vào ngày 21/7. Với giá trị tài sản ròng (NAV) 1,98 tỷ USD cùng thời điểm, giá trị khoản đầu tư vào HPG của VEIL chỉ còn khoảng 123 triệu USD, giảm gần 200 triệu USD so với đầu năm.

Ngoài các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư, một doanh nghiệp "tay ngang" đầu tư chứng khoán khác là CTCP Hóa An (mã DHA) cũng lỗ nặng do đầu tư vào cổ phiếu HPG. Trong quý 2, doanh nghiệp khai thác khoáng sản này đã mua gần 2 triệu cổ phiếu HPG nâng sở hữu lên 2,54 triệu đơn vị. Việc bắt trượt đáy HPG đã khiến DHA phải trích lập dự phòng hơn 20 tỷ đồng khiến chi phí tài chính tăng mạnh, ăn mòn lợi nhuận. Kết quả lãi ròng quý 2 của DHA đã giảm đến 92%, còn vỏn vẹn 1,7 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Chat với BizLIVE