Thế giới “thấp thỏm” trước thềm loạt động thái chính sách quan trọng của nhiều NHTW lớn

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, lạm phát hiện đã leo lên ngưỡng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ và hiện vẫn tiếp tục tăng. Thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, đồng USD tăng giá.
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Giá hàng hóa tăng vọt, các biện pháp trừng phạt tài chính và khả năng Nga bị cấm xuất khẩu sản phẩm năng lượng trên diện rộng sau khi Nga tấn công quân sự Ukraine đang đe dọa gây ảnh hưởng xấu đến một nền kinh tế hiện vẫn còn yếu do đại dịch COVID-19. Đồng thời họ cũng khiến cho hoạt động điều hành chính sách của các ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn.

Theo WSJ, ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, lạm phát hiện đã leo lên ngưỡng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ và hiện vẫn tiếp tục tăng. Thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, đồng USD tăng giá so với nhiều loại tiền tệ khác khi mà nhà đầu tư tìm đến sự an toàn của tài sản Mỹ ngày một nhiều hơn.

Các chuyên gia kinh tế đang cảnh báo ngày một nhiều hơn về khả năng lạm phát đình đốn, đặc biệt tại châu Âu, đó là khi mà lạm phát cao và tăng trưởng thấp mà nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới từng trải qua trong thời kỳ thập niên 1970.

Khi đó, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu ứng phó với việc giá dầu tăng vọt bằng chính sách nới lỏng tiền tệ và gây ra vòng xoáy giá – tiền. Giờ đây, một số ngân hàng trung ương trên thế giới có thể sẽ từ bỏ kế hoạch nâng lãi suất sau khi liên tục duy trì ở mức thấp trong suốt thời gian đại dịch COVID-19.

“Dường như sẽ ngày một khó để có thể tránh không so sánh với thời kỳ thập niên 1970 bởi giá hàng hóa đang ngày một tăng lên giống như thời kỳ này”, chiến lược gia tại Deustche Bank – ông Jim Reid phân tích.

Trong các cuộc họp bàn về vấn đề lãi suất trong tuần tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Fed cho đến gần đây đã được kỳ vọng sẽ hành động nhanh chóng để loại bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng. Cả hai NHTW này giờ đây nhiều khả năng sẽ thận trọng bởi xét đến nhiều rủi ro kinh tế mới.

Vào tuần trước, chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các chính trị gia Quốc hội Mỹ rằng việc Nga tấn công quân sự Ukraine nhiều khả năng sẽ đẩy cao lạm phát, đồng thời ông đề xuất về khả năng nâng lãi suất ¼ điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách sắp tới, như vậy ông đã chấm dứt các đồn đoán liên quan đến khả năng nâng lãi suất nửa điểm phần trăm.

“Chúng tôi cần phải cẩn trọng khi mà chúng tôi đưa ra quyết định chính sách trong một môi trường khá khó khăn”, ông Powell nói.

Tại Frankfurt, quan chức thuộc ECB đã phát đi thông điệp rằng họ sẽ hành động thận trọng khi mà họ gặp nhau vào ngày thứ Tư và ngày thứ Năm bất chấp việc lạm phát tăng lên mức 5,8% trong tháng 2/2022, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu của ECB. Nhà đầu tư giờ đây dự báo ECB sẽ nâng lãi suất chủ chốt 0,1 điểm phần trăm trước thời điểm tháng 12/2022 lên mức âm 0,4% chứ không phải mức 0,5 điểm phần trăm từng được tính đến cách đây khoảng 1 tháng, theo nhận định trên thị trường tài chính.

“Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì tác động lên nền kinh tế toàn diện, mạnh mẽ và bất ngờ đến như thế này”, ông Smart nói.

“Cũng giống như cuộc khủng hoảng Lehman Brothers trên phương diện sẽ có nhiều yếu tố bất ổn về việc đối tượng nào có liên quan đến Nga, tôi có thể không liên quan thế nhưng tôi cũng không thực sự chắc chắn rằng các khách hàng của tôi chịu ảnh hưởng đến mức độ thế nào”, ông Smart cho hay.

Châu Âu, với vị trí địa lý gần với cuộc xung đột và phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng từ Nga, nhiều khả năng sẽ đương đầu với đợt suy thoái kinh tế lần thứ 3 trong 2 năm. Kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt hơn bởi xét đến vai trò nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng như tiết kiệm người dân quy mô lớn, tuy nhiên ngay cả tại Mỹ, chắc chắn tiêu dùng người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao.

Đồng euro đã giảm giá xuống mức 1,08USD/euro – gần sát mức thấp nhất trong 5 năm so với đồng USD. Chỉ số MSCI, chỉ số của các cổ phiếu doanh nghiệp lớn hoặc quy mô tầm trung của EU, đã giảm ước tính khoảng 20% tính từ tháng 1/2022 trong khi đó chỉ số S&P 500 giảm 10%. Cổ phiếu các ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề dù rằng sự liên quan trực tiếp của họ đến thị trường Nga khá hạn chế.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn như Ai Cập hiện đang đương đầu với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trong bối cảnh giá cả tăng cao và nguồn cung nhiều sản phẩm bột mì hay dầu hướng dương của Nga bị chặn lại.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE