Thay đổi cách chọn nhà thầu để đẩy nhanh cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

729 km cao tốc Bắc - Nam được đề xuất chia thành 30 gói thầu, giá trị mỗi gói từ 3.000-5.000 tỷ đồng thay vì chia thành 12 dự án thành phần như phương án trước đây.
Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng lớn tới tiến độ của cao tốc Bắc - Nam
Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng lớn tới tiến độ của cao tốc Bắc - Nam

Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Bộ đề xuất phân chia Dự án có tổng chiều dài khoảng 729 km thành 30 gói thầu, giá trị mỗi gói từ 3.000-5.000 tỷ đồng.

Từ thực tiễn triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 cho thấy, nếu phân chia với phạm vi khoảng 20-40 km, một gói thầu có khoảng 3 nhà thầu liên danh sẽ thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thi công. Việc quản lý chi phí với các nhà thầu trong liên danh, chủ đầu tư cũng dễ dàng hơn.

Với nhà thầu lớn, có thể được chỉ định thầu nhiều hơn một gói thầu, nếu đáp ứng năng lực thực hiện. Hiện tại, số lượng nhà thầu Việt Nam đáp ứng quy mô gói thầu có giá trị 1.500 tỷ đồng trở lên không nhiều.

Đồng thời, việc phân chia gói thầu có giá trị xây lắp khoảng 3.000-5.000 tỷ đồng tương ứng với hợp đồng tư vấn giám sát có giá trị từ 20-40 tỷ đồng, sẽ phù hợp năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu tư vấn giám sát của Việt Nam hiện nay.

Cách chọn phù hợp với năng lực, kinh nghiệm nhà thầu trong nước

Bộ GTVT cho biết theo báo cáo của các chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án, trong 10 năm qua khoảng 48 nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình giao thông cấp 2 trở lên có tính chất kỹ thuật tương tự và có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 350 tỷ đồng.

Trong đó, có 18 nhà thầu tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 350-500 tỷ đồng, 16 nhà thầu tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 500-1.000 tỷ đồng, 7 nhà thầu tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 1.000-1.500 tỷ đồng, 7 nhà thầu tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 1.500 tỷ đồng trở lên.

Đối với tư vấn giám sát, trong 5 năm qua khoảng 27 tư vấn tham gia giám sát thi công xây dựng công trình giao thông cấp 2 trở lên có giá trị hợp đồng từ 2 tỷ đồng trở lên.

Trong đó, có 7 tư vấn tham gia hợp đồng từ 2-5 tỷ đồng, 7 tư vấn tham gia hợp đồng từ 5-10 tỷ đồng, 8 tư vấn tham gia hợp đồng từ 10-20 tỷ đồng, 3 tư vấn tham gia hợp đồng từ 20-30 tỷ đồng, 2 tư vấn tham gia hợp đồng trên 30 tỷ đồng.

Cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết
Cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Về quy mô gói thầu, theo dự án đầu tư được duyệt, tổng mức đầu tư các dự án thành phần có giá trị từ 7.600 đến 20.500 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp để lựa chọn nhà thầu tương ứng khoảng 5.900 đến 15.130 tỷ đồng.

Trường hợp phân chia gói thầu có quy mô từ 5.000-15.000 tỷ đồng, theo số liệu khảo sát, trong 5 năm gần đây sơ bộ đánh giá chỉ có một nhà thầu thực hiện hợp đồng thi công xây dựng với giá trị 3.642 tỷ đồng, có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có giá trị xây lắp khoảng 7.284 tỷ đồng.

Trường hợp mở rộng 10 năm gần đây, có một nhà thầu thực hiện hợp đồng thi công xây dựng với giá trị 5.715 tỷ đồng, có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có giá trị xây lắp khoảng 11.430 tỷ đồng.

Các nhà thầu được khảo sát còn lại không đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có quy mô từ 5.000-15.000 tỷ đồng với tư cách là nhà thầu độc lập, mà phải thành lập tổ hợp (liên danh khoảng 5-10 nhà thầu).

Kiểm soát “đầu vào” của các nhà thầu

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 gồm công trình đường bộ cấp 1, hầm đường bộ và cầu đường bộ từ cấp 3 trở lên. Nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu phải đáp ứng điều kiện gồm có chứng chỉ năng lực hạng 1 đối với công trình đường bộ, chứng chỉ năng lực phù hợp cấp công trình cầu, hầm của gói thầu, có kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự về mặt kỹ thuật với tư cách nhà thầu (có cùng loại và cấp công trình) và có giá trị hợp đồng tương tự tối thiểu 50% giá gói thầu đang xét.

Nguồn lực tài chính phải đáp ứng yêu cầu doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng 3 năm gần nhất phải tương đương với giá gói thầu đang xét.

Ngoài ra, nhà thầu phải huy động nhân sự, máy móc, thiết bị phù hợp với quy mô gói thầu để triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Trường hợp nhà thầu tham gia nhiều gói thầu, phải đảm bảo không có sự trùng lặp về nhân sự, máy móc, thiết bị giữa các gói thầu và đáp ứng nguồn lực tài chính bố trí cho từng gói thầu.

Trường hợp liên danh để tham gia gói thầu, từng thành viên phải đáp ứng điều kiện năng lực, kinh nghiệm tương ứng nội dung, phạm vi công việc đảm nhận theo thỏa thuận liên danh.

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có chiều dài 729 km với tổng mức đầu tư dự kiến gần 147.000 tỷ đồng

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có chiều dài 729 km với tổng mức đầu tư dự kiến gần 147.000 tỷ đồng

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km). Tổng chiều dài khoảng 729 km với tổng mức đầu tư gần 147.000 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE