“Thật may, Ngân hàng Nhà nước đã có phần rảnh tay”

Đối với Ngân hàng Nhà nước, một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc khủng hoảng trước đây hiện đã có phần rảnh tay…
Xây dựng được đề án Luật xử lý nợ xấu, có được Luật và hiệu lực kịp thời đang là nhiệm vụ lớn và cấp bách của Ngân hàng Nhà nước.
Xây dựng được đề án Luật xử lý nợ xấu, có được Luật và hiệu lực kịp thời đang là nhiệm vụ lớn và cấp bách của Ngân hàng Nhà nước.
Sau tọa đàm trực tuyến “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021” trên BizLIVE, người viết nhận được ý kiến phản hồi từ một chuyên gia tài chính.
Ông cho biết đã dự tính đăng ký tham gia thảo luận trực tiếp tại tọa đàm, song lại quên khuấy cho đến khi sự kiện diễn ra thì không kịp.
“Tin vui bất thường”
Vậy nên, vị chuyên gia trên trao đổi thêm một số ý kiến qua nội dung của Tọa đàm.
Thứ nhất, chuyên gia này cho rằng, như một điểm nội dung Tọa đàm đặt ra, khác biệt lớn nhất so với cuộc khủng hoảng 2008 – 2009, rồi hệ lụy đến 2011-2012 sau đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn vững vàng và thậm chí tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đã kéo dài gần hai năm qua.
“Tuy nhiên, như thế không có nghĩa chúng ta lạc quan. Chúng ta thấy rõ sự đứt gãy hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh/thành giãn cách xã hội kéo dài. Việc thực hiện “3 tại chỗ” trong sản xuất kinh doanh dần trở nên bất khả thi trong tình thế kéo dài như vậy, mà khi thực hiện thì chi phí của doanh nghiệp tạo áp lực lớn…
Với thực tế này chắc chắn nợ xấu sẽ là vấn đề lớn tới đây. Theo tôi, nên thận trọng với nhận định hoạt động ngân hàng vẫn đang khỏe. Một khi nền kinh tế suy sụp, thị trường tài chính, ngân hàng sẽ lâm nguy theo”, chuyên gia trên nêu ý kiến.
Ông cũng nói thêm: “Đồng ý là triển vọng kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam tốt và có thể lạc quan, song liệu chúng ta có kịp đợi đến lúc “thái lai” đó không?”.
Ngay trước thềm tọa đàm, Tổng cục Thống kê công bố các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm. Một sự kiện khác cũng vừa có: Mỹ khẳng định sẽ không áp dụng biện pháp hạn chế thương mại với hàng hóa Việt Nam, trước nữa là kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ…
Ở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, có hai điểm mà chuyên gia trên nhìn đến: lạm phát tăng vọt trong tháng 7 so với tháng liền trước, hai là nhập siêu tiếp tục nối dài ở mức khá cao.
“Bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp thì đang kiệt sức, lạm phát vừa có tháng tăng vọt mà giá USD vẫn lao dốc thì thực là tin vui bất thường. Thật may, Ngân hàng Nhà nước được một phần rảnh tay để lo đối phó với các vấn đề khác”, vị chuyên gia trên nhìn nhận.
Nhìn lại, trong cuộc khủng hoảng một thập kỷ trước hay “tiểu khủng hoảng” như biến cố Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, rồi xáo trộn ở một số địa bàn khu vực phía Nam có nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động sau đó, hay sau nữa là chuỗi phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ khiến toàn cầu chao đảo…, tỷ giá USD/VND luôn nóng bỏng.
Còn nay, ngay cả bất lợi như chuyên gia trên đề cập là lạm phát tăng vọt tháng qua - VND trượt giá, nhập siêu kéo dài ở mức cao mà tỷ giá vẫn ổn định và trượt dốc trên các thị trường. Dĩ nhiên so sánh có thể khập khiễng giữa các cuộc khủng hoảng hoặc các biến cố, song đến nay tỷ giá USD/VND không phải là vấn đề lớn mà Ngân hàng Nhà nước phải đối phó.
Tại Tọa đàm, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán - Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng nhìn nhận: Việt Nam là nước nhận được ngoại tệ do đó tiền đồng tăng giá từ 0,5-0,6% từ đầu năm. Tỷ giá do thị trường quyết định và trong biên độ giao dịch như vậy được đánh giá là ổn định.
Nhiều vấn đề đang đợi Ngân hàng Nhà nước
Như chuyên gia đặt vấn đề ở trên, khi bình định được một yếu tố từng gây nhiều xáo trộn và thử thách trước đây là tỷ giá, có phần được rảnh tay thì Ngân hàng Nhà nước có thêm điều kiện để tập trung xử lý những việc khác. Vậy đó là gì?
Ngay trước mặt, như nhận định chung của các chuyên gia, Chính phủ cũng đã lường tính như trong một dự thảo mà BizLIVE phản ánh vừa qua, với thực tế ảnh hưởng Covid-19 sâu rộng và kéo dài thì nợ xấu dự báo tăng lên và thậm chí có thể tăng mạnh thời gian tới.
Đầu tiên, mục tiêu kéo tỷ lệ nợ xấu nhận diện tổng thể xuống dưới 3% sẽ thêm thử thách sau khi đã buộc phải chuyển lộ trình trong năm 2020 sang năm nay.
Liên quan đến nợ xấu, một nhiệm vụ mang tính bao trùm và có tính quyết định cho tương lai xử lý nợ xấu ngay cả khi không có Covid-19 là khung khổ pháp lý. Thành quả nổi bật của giai đoạn 2016-2020 là hệ thống ngân hàng có được Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm/hỗ trợ xử lý nợ xấu. Nhưng từ 15/8/2022 nghị quyết này hết hiệu lực, cần có điểm tựa mới để tránh hẫng nhất là khi nợ xấu dự báo tăng lên hiện nay và thời gian tới.
Theo đó, làm sao thúc đẩy xây dựng được đề án Luật xử lý nợ xấu, hướng tới tháo gỡ được hàng loạt vướng mắc trong xử lý nợ xấu bằng khung khổ pháp lý mới, “trám” kịp thời khoảng trống Nghị quyết 42 để lại… là nhiệm vụ lớn và cấp bách đang đợi Ngân hàng Nhà nước.
Đi cùng xử lý nợ xấu là tái cơ cấu. Khi có phần được rảnh tay nói trên, nhiệm vụ và áp lực vẫn đang đặt ra với Ngân hàng Nhà nước về tái cơ cấu hệ thống. Hiện cơ quan này đang được giao xây dựng đề án cơ cấu lại hệ thống giai đoạn 2021-2025… Còn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, một lần nữa yêu cầu xử lý triệt để các ngân hàng mua lại bắt buộc tiếp tục được đặt ra.
Cũng tại kỳ họp vừa qua, báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng trong khi mặt bằng lãi suất giảm nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả kích thích vay vốn, cùng đó là làm sao để giảm được lãi suất cho vay một cách thực chất. Đây là những điểm mang tính sát kề hơn khi mà Covid-19 đang gây những khó khăn chưa từng có đối với nền kinh tế và doanh nghiệp, cũng như với người dân vay vốn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE